05/02/2018, 10:08

Bài viết số 2 lớp 10 đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông kể lại chuyện Bố của Xi-mông

Hướng dẫn làm bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông kể lại chuyện “Bố của Xi-mông” Nghệ thuật truyện ngắn của ông đạt tới trình độ “không sao bắt chước nổi” như Mác- xim Go- rơ- ki nhận xét. Truyện ngắn “Bố của Xi- mông” kể về nỗi tủi nhục của em bé không có bố, chan ...

Hướng dẫn làm bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông kể lại chuyện “Bố của Xi-mông” Nghệ thuật truyện ngắn của ông đạt tới trình độ “không sao bắt chước nổi” như Mác- xim Go- rơ- ki nhận xét. Truyện ngắn “Bố của Xi- mông” kể về nỗi tủi nhục của em bé không có bố, chan chứa tình thương và tấm lòng nhân đạo của tác giả. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn viết bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi- mông kể lại chuyện “Bố của Xi- mông” DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 2: TƯỞNG TƯỢNG MÌNH LÀ XI- MÔNG KỂ LẠI CHUYỆN “BỐ CỦA XI- MÔNG” 1. MỞ BÀI Giới thiệu nhân vật 2. THÂN BÀI Kể lần lượt các sự việc Ngày đầu tiên đi học: Bị bạn bè trêu Cảm thấy đau đớn, tủi hổ, muốn xa lánh bạn bè Đi ra bờ sông và có ý định tự tử: Kể lại tâm trạng tuyệt vọng lúc đó Bàn tay chắc nịch của bác thợ rèn Phi- líp đặt lên vai tôi: Nói chuyện với bác thợ rèn Bác đưa về và nói chuyện với mẹ Vô cùng sung sướng khi bác nhận làm cha mình: Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình đã có bố 3. KẾT BÀI Nêu cảm xúc của bản thân khi được sống trong tình yêu thương của cả mẹ và bố BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 2: TƯỞNG TƯỢNG MÌNH LÀ XI- MÔNG KỂ LẠI CHUYỆN “BỐ CỦA XI- MÔNG” Tôi là Xi- mông, mẹ của tôi là Blăng-sốt còn bố là Phi- líp. Hai người đều rất yêu thương tôi. Nhưng các bạn biết không, trước khi có những ngày hạnh phúc như hiện tại, tôi đã trải qua vô vàn cay đắng, tủi hổ và tuyệt vọng vì là đứa trẻ không có bố. Câu chuyện bắt đầu vào ngày đầu tiên đến trường. Hôm ấy tôi vui mừng và háo hức lắm. Vậy là từ nay, tôi sẽ có thêm nhiều bạn mới và thầy cô giáo mới. Ở nhà chỉ có mình hai mẹ con lúc nào cũng lủi thủi và buồn chán, mặc dù mẹ rất yêu thương tôi. Thế nhưng, chào đón tôi không phải là nụ cười thân thiện của bạn bè mà là cái nhìn chòng chọc, kì lạ và những lời xầm xì bàn tán. Tôi tức lắm khi bọn nó nói tôi không có bố, nhưng đành nín họng vì sự thực tôi cũng không biết bố mình là ai. Đến khi tôi bật khóc, bọn nó lại càng hò reo thỏa thích. Cố nén những giọt nước mắt vào trong, tôi cúi người nhặt đám đá dưới chân, bằng hết sức lực ném vào lũ ranh con kia. Với tâm trạng buồn bã và thất vọng, tôi bỏ ra bờ sông. Thời tiết thật đẹp, sau một hồi thổn thức, tôi mệt nhoài buông mình mơ màng trên thảm cỏ, tận hưởng giây phút êm ả. Trời thật ấm. Ánh hồng trải mình trên cỏ, và dòng nước trong như gương. Có con nhái xanh từ đâu nhảy đến dưới chân, tôi rượt theo nó đến lần thứ tư mới bắt được. Nhìn con nhái ngọ nguậy trong tay cố hết sức thoát ra, tôi nhớ đến món đồ chơi của mình, nhớ nhà, nhớ mẹ, và tủi thân bật khóc. Tay chân tôi run rẩy, buông người quỳ xuống và cầu nguyện như hằng đêm trước khi đi ngủ. Nhưng, chưa cầu nguyện xong, điều đau khổ lại trào lên làm tôi bật khóc nức nở. Bất ngờ, có bàn tay ai nặng trịch đặt lên vai làm tôi giật mình, theo đó là giọng nói trầm hùng nhưng ấm áp: - Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi? Tôi quay đầu lại, đó là một người thợ với hàm râu đen và mái tóc dợn từng sợi đang chăm chú nhìn mình. Tôi trả lời, giọng vẫn còn tức tưởi: - Tụi nó đánh cháu vì cháu không có cha. Người thợ mỉm cười: - Sao kì cục vậy? Ai mà chẳng có cha. Lòng tôi quặn thắt, tôi trả lời: - Nhưng con không có. Và bác an ủi tôi: - Thôi nào, đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà với mẹ cháu, với bác đi. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố. Nhà tôi là một căn nhà nhỏ xinh xắn có quét vôi trắng. Vừa về đến nhà, tôi gọi to: - Mẹ ơi, mẹ! Bác thợ rèn cầm chiếc mũ trên tay, ngượng ngập, ấp úng: - Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông. Không để mẹ kịp trả lời, tôi chạy tới nhào ôm cổ mẹ, mếu máo: - Không phải mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông. Tại tụi nó đánh con... Tụi nó đánh con vì con không có cha. Mặt mẹ ửng đỏ, ôm tôi vào lòng và nước mắt tuôn trên má làm tôi càng buồn hơn. Nhưng rồi, chợt nhớ ra điều gì, tôi chạy đến ôm chân bác thợ rèn: - Bác có muốn làm cha cháu không? Tôi hồi hộp chờ đợi, còn mẹ lảo đảo dựa vào tường, hai tay ôm ngực. Thấy bác không trả lời, tôi liền tuyên bố: - Nếu bác không chịu làm cha của con, con sẽ nhảy xuống sông. Bác trả lời làm tôi sung sướng vô cùng: - Có chứ, bác muốn chứ. Tôi hỏi tiếp ngay: - Thế bác tên gì để cháu còn trả lời chúng nó khi chúng nó muốn biết tên của bác? - Phi-líp – người đàn ông đáp. Tôi khắc ghi cái tên ấy vào trong đầu, rồi hết cả buồn, tôi vươn hai cánh tay và nói: - Thế nhé! Bác Phi-líp, từ giờ bác là bố của cháu. Bác nhấc bổng tôi lên, hôn vào má tôi rồi vội vàng bỏ đi thật mau. Sáng hôm sau đến lớp, bọn nó tiếp tục trêu tôi, nhưng tôi không sợ, tôi lớn tiếng quát vào mặt chúng nó: - Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp. Cả bọn được dịp cười như vỡ chợ: - Phi-líp gì?... Phi-líp nào?... Phi-líp cái gì?... Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế? Tôi giương mắt nhìn chúng nó, sẵn sàng chịu đòn. Nhưng thầy giáo đến can thiệp cho tôi về nhà với mẹ. Từ hôm ấy, tôi hạnh phúc vô cùng vì đã có một người bố yêu thương mình. Và tôi thầm cảm ơn bác vì đã cho tôi một gia đình trọn vẹn và ý nghĩa. BÀI VĂN MẪU 2 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 2 HÃY TƯỞNG TƯỢNG MÌNH LÀ XI MÔNG KỂ LẠI TRUYỆN BỐ CỦA XI MÔNG Đứa trẻ nào cũng có cho mình một gia đình để thuộc về, nơi ấy có cha, có mẹ và có tình yêu thương. Tôi cũng có một gia đình với mẹ của tôi là người mẹ dịu dàng và tốt nhất thế gian, nhưng tôi luôn thiếu thốn tình thương của cha và tôi buồn vì sự khiếm khuyết ấy. Tình cảm của mẹ có nguôi đi phần nào những sầu vương trong tôi nhưng mỗi lần bạn bè cùng lớp lấy chuyện tôi không có cha ra làm đề tài thì trái tim tôi lại không sao kìm được những cơn đau thắt. Hôm ấy, những chuyện như vậy lại lập lại, lần này, khi chúng sẵng giọng mà thét vào mặt tôi rằng: “Tụi bây biết không, thằng này không có cha!”. Tôi đã không thể kìm chế được cơn tức giận mà lao vào đánh cho tên vừa hét ra câu nói ấy một quả đấm thật mạnh rồi chạy thật nhanh khỏi những lời bàn tán cay nghiệt kia. Tôi cứ thế chạy, cứ thế chạy, tôi chạy là ngoài cánh đồng và ngồi bệt bên ven một con sống, khóc nức nở. Tại sao? Tại sao? Ai cũng có cha, tôi lại không có cha. Dù là mẹ yêu thương và chăm lo cho tôi rất chu đáo thì tôi vẫn cần lắm một người cha, mỗi lần tôi thấy đứa bạn được cha cõng, được cha mua cho cái này, cái kia, tôi thấy mình cô đơn và ao ước sao mình cũng có một người cha như vậy, mình sẽ được cha yêu, cha bế, cha chiều, thật hạnh phúc biết bao. Nhưng nếu chỉ vậy thôi có lẽ tôi sẽ quen dần và bởi có bao la tình mẹ nên tôi sẽ chẳng đau đớn đến thế nếu không bị lũ bạn khinh thường rằng mình là đứa con không cha. “Con không cha”, nghe sao mà xót xa quá, tôi úp mặt khóc, mắt tôi chạm vào dòng nước đang chảy và tự nhiên tôi muốn dìm mình xuống dòng sống lắm lắm. Chết rồi, tôi sẽ không còn bị bạn bè trêu chọc, bị gọi là đứa con hoang không có cha. Tôi ngồi lặng lẽ bên bờ sông, nước mắt cứ chảy, suy nghĩ tự tử cứ len lỏi trong đầu tôi, chìm đi khi tôi chú ý đến những đám mây hồng hay những con cá nhưng rồi lại cứ thế nổi lên khiến tôi chẳng muốn về nhà. Tôi lại khóc. Bất ngờ, tôi giật mình vì có bàn tay ai đó nặng trịch đặt lên vai và tiếp đó, giọng nói trầm hùng. - Bé con ơi, việc gì khiến con buồn đến thế... Tôi quay lại. Một người thợ với hàm râu đen và mái tóc dợn từng sợi, đang chăm chú nhìn tôi, tôi đoán chú là một người thợ rèn. Thấy chú to lớn nhưng có vẻ là người hiền hậu, tôi đột nhiên muốn đem hết ấm ức kể cho chú nghe: - Tụi nó đánh con vì con không có cha. Người thợ hiền lành với đôi mắt sáng mỉm cười: - Sao kỳ cục vậy... Ai cũng có cha mà con. Câu nói ấy càng làm cho tôi đâu đớn làm sao, tôi quay mặt đi: - Nhưng con không có. Tôi lại cúi xuống nức nở, chú ấy hình như không nỡ để trẻ con khóc, liền bế tôi lên và nói: - Nín khóc đi con. Chú sẽ dắt con về với mẹ. Mẹ con sẽ chỉ cho biết cha ở đâu. Tôi đột nhiên thấy an toàn và yên tâm trong vòng tay chú, tôi đưa tay ôm cổ chú, rồi nín khóc. Chú đưa tôi về nhà, khi ấy trời đã gần tối, từ xa tôi đã thấy mẹ đang đứng ở cửa giống như đang chờ tôi. Có lẽ mẹ lo cho tôi lắm vì tôi ít khi đi học về muộn như thế. Vừa xuống khỏi tay chú thợ, tôi liền chạy ngay tới ôm lấy mẹ, mẹ nhìn tôi, ánh mắt ánh lên sự yên tâm. Cầm chiếc mũ trên tay, chú thợ tiến lại gần hai mẹ con tôi, ngượng ngập ấp úng. - Thưa cô, tôi gặp cháu đi lạc ngoài bến sông... Tôi ấm ức, mếu máo: - Không phải mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông. Tại tụi nó đánh con... Tụi nó đánh con vì con không có cha. Nói xong, tôi hơi hối hận vì những lời của tôi làm mẹ đau lòng, mẹ ôm tôi vào lòng, rơi nước mắt. Nhưng tôi không để tâm lắm đến điều ấy, tôi chạy nhanh đến chỗ chú thợ rèn và đánh liều: - Chú làm cha con được không... Chú chưa trả lời, sợ chú từ chối, tôi nói không do dự: - Nếu chú không chịu làm cha của con, con sẽ nhảy xuống sông. Chú nghe câu đó liền gật đầu đồng ý: - Được chứ sao không, nhóc con. Và tôi nhớ mình chưa biết tên chú: - Chú tên gì để có ai hỏi thì con nói. - Philip. Ngày hôm sau đến lớp, khi bọn trêu chọc tôi hôm trước lại gây chuyện, tôi dõng dạc khiến chúng không còn nói được câu nào: - Cha tao tên Philip. Nói xong câu ấy, tôi định quay lưng bỏ đi nhưng bọn chúng định tấn công tôi, may sao có thầy giáo can thiệp, đưa tôi về nhà, tôi bước đi theo thầy, trong lòng đầy tự hào, bỏ lại sau lưng sự ngơ ngác và tức điên của đám bạn xấu. Tôi tin mình đã thắng! Ngoài ra bài viết số 2 trong chương trình ngữ văn lớp 10 còn có 3 đề khác nữa bạn có thể lựa chọn làm hoặc tùy theo yêu cầu của cô giáo vforum.vn đều có hướng dẫn để các bạn tham khảo

Hướng dẫn làm bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông kể lại chuyện “Bố của Xi-mông”

Nghệ thuật truyện ngắn của ông đạt tới trình độ “không sao bắt chước nổi” như Mác- xim Go- rơ- ki nhận xét. Truyện ngắn “Bố của Xi- mông” kể về nỗi tủi nhục của em bé không có bố, chan chứa tình thương và tấm lòng nhân đạo của tác giả. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn viết bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi- mông kể lại chuyện “Bố của Xi- mông”

DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 2: TƯỞNG TƯỢNG MÌNH LÀ XI- MÔNG KỂ LẠI CHUYỆN “BỐ CỦA XI- MÔNG”
1. MỞ BÀI
Giới thiệu nhân vật

2. THÂN BÀI
Kể lần lượt các sự việc
Ngày đầu tiên đi học:
Bị bạn bè trêu
Cảm thấy đau đớn, tủi hổ, muốn xa lánh bạn bè

Đi ra bờ sông và có ý định tự tử:
Kể lại tâm trạng tuyệt vọng lúc đó

Bàn tay chắc nịch của bác thợ rèn Phi- líp đặt lên vai tôi:
Nói chuyện với bác thợ rèn
Bác đưa về và nói chuyện với mẹ

Vô cùng sung sướng khi bác nhận làm cha mình:
Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình đã có bố

3. KẾT BÀI
Nêu cảm xúc của bản thân khi được sống trong tình yêu thương của cả mẹ và bố

BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 2: TƯỞNG TƯỢNG MÌNH LÀ XI- MÔNG KỂ LẠI CHUYỆN “BỐ CỦA XI- MÔNG”
Tôi là Xi- mông, mẹ của tôi là Blăng-sốt còn bố là Phi- líp. Hai người đều rất yêu thương tôi. Nhưng các bạn biết không, trước khi có những ngày hạnh phúc như hiện tại, tôi đã trải qua vô vàn cay đắng, tủi hổ và tuyệt vọng vì là đứa trẻ không có bố.

Câu chuyện bắt đầu vào ngày đầu tiên đến trường. Hôm ấy tôi vui mừng và háo hức lắm. Vậy là từ nay, tôi sẽ có thêm nhiều bạn mới và thầy cô giáo mới. Ở nhà chỉ có mình hai mẹ con lúc nào cũng lủi thủi và buồn chán, mặc dù mẹ rất yêu thương tôi. Thế nhưng, chào đón tôi không phải là nụ cười thân thiện của bạn bè mà là cái nhìn chòng chọc, kì lạ và những lời xầm xì bàn tán. Tôi tức lắm khi bọn nó nói tôi không có bố, nhưng đành nín họng vì sự thực tôi cũng không biết bố mình là ai. Đến khi tôi bật khóc, bọn nó lại càng hò reo thỏa thích. Cố nén những giọt nước mắt vào trong, tôi cúi người nhặt đám đá dưới chân, bằng hết sức lực ném vào lũ ranh con kia.

Với tâm trạng buồn bã và thất vọng, tôi bỏ ra bờ sông. Thời tiết thật đẹp, sau một hồi thổn thức, tôi mệt nhoài buông mình mơ màng trên thảm cỏ, tận hưởng giây phút êm ả. Trời thật ấm. Ánh hồng trải mình trên cỏ, và dòng nước trong như gương. Có con nhái xanh từ đâu nhảy đến dưới chân, tôi rượt theo nó đến lần thứ tư mới bắt được. Nhìn con nhái ngọ nguậy trong tay cố hết sức thoát ra, tôi nhớ đến món đồ chơi của mình, nhớ nhà, nhớ mẹ, và tủi thân bật khóc. Tay chân tôi run rẩy, buông người quỳ xuống và cầu nguyện như hằng đêm trước khi đi ngủ. Nhưng, chưa cầu nguyện xong, điều đau khổ lại trào lên làm tôi bật khóc nức nở. Bất ngờ, có bàn tay ai nặng trịch đặt lên vai làm tôi giật mình, theo đó là giọng nói trầm hùng nhưng ấm áp:
- Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?
Tôi quay đầu lại, đó là một người thợ với hàm râu đen và mái tóc dợn từng sợi đang chăm chú nhìn mình. Tôi trả lời, giọng vẫn còn tức tưởi:
- Tụi nó đánh cháu vì cháu không có cha.
Người thợ mỉm cười:
- Sao kì cục vậy? Ai mà chẳng có cha.
Lòng tôi quặn thắt, tôi trả lời:
- Nhưng con không có.
Và bác an ủi tôi:
- Thôi nào, đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà với mẹ cháu, với bác đi. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố.
Nhà tôi là một căn nhà nhỏ xinh xắn có quét vôi trắng. Vừa về đến nhà, tôi gọi to:
- Mẹ ơi, mẹ!
Bác thợ rèn cầm chiếc mũ trên tay, ngượng ngập, ấp úng:
- Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông.
Không để mẹ kịp trả lời, tôi chạy tới nhào ôm cổ mẹ, mếu máo:
- Không phải mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông. Tại tụi nó đánh con... Tụi nó đánh con vì con không có cha.
Mặt mẹ ửng đỏ, ôm tôi vào lòng và nước mắt tuôn trên má làm tôi càng buồn hơn. Nhưng rồi, chợt nhớ ra điều gì, tôi chạy đến ôm chân bác thợ rèn:
- Bác có muốn làm cha cháu không?
Tôi hồi hộp chờ đợi, còn mẹ lảo đảo dựa vào tường, hai tay ôm ngực. Thấy bác không trả lời, tôi liền tuyên bố:
- Nếu bác không chịu làm cha của con, con sẽ nhảy xuống sông.
Bác trả lời làm tôi sung sướng vô cùng:
- Có chứ, bác muốn chứ.
Tôi hỏi tiếp ngay:
- Thế bác tên gì để cháu còn trả lời chúng nó khi chúng nó muốn biết tên của bác?
- Phi-líp – người đàn ông đáp.
Tôi khắc ghi cái tên ấy vào trong đầu, rồi hết cả buồn, tôi vươn hai cánh tay và nói:
- Thế nhé! Bác Phi-líp, từ giờ bác là bố của cháu.
Bác nhấc bổng tôi lên, hôn vào má tôi rồi vội vàng bỏ đi thật mau.
Sáng hôm sau đến lớp, bọn nó tiếp tục trêu tôi, nhưng tôi không sợ, tôi lớn tiếng quát vào mặt chúng nó:
- Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp.
Cả bọn được dịp cười như vỡ chợ:
- Phi-líp gì?... Phi-líp nào?... Phi-líp cái gì?... Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế?
Tôi giương mắt nhìn chúng nó, sẵn sàng chịu đòn. Nhưng thầy giáo đến can thiệp cho tôi về nhà với mẹ.

Từ hôm ấy, tôi hạnh phúc vô cùng vì đã có một người bố yêu thương mình. Và tôi thầm cảm ơn bác vì đã cho tôi một gia đình trọn vẹn và ý nghĩa.

BÀI VĂN MẪU 2 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 2 HÃY TƯỞNG TƯỢNG MÌNH LÀ XI MÔNG KỂ LẠI TRUYỆN BỐ CỦA XI MÔNG
Đứa trẻ nào cũng có cho mình một gia đình để thuộc về, nơi ấy có cha, có mẹ và có tình yêu thương. Tôi cũng có một gia đình với mẹ của tôi là người mẹ dịu dàng và tốt nhất thế gian, nhưng tôi luôn thiếu thốn tình thương của cha và tôi buồn vì sự khiếm khuyết ấy. Tình cảm của mẹ có nguôi đi phần nào những sầu vương trong tôi nhưng mỗi lần bạn bè cùng lớp lấy chuyện tôi không có cha ra làm đề tài thì trái tim tôi lại không sao kìm được những cơn đau thắt.

Hôm ấy, những chuyện như vậy lại lập lại, lần này, khi chúng sẵng giọng mà thét vào mặt tôi rằng: “Tụi bây biết không, thằng này không có cha!”. Tôi đã không thể kìm chế được cơn tức giận mà lao vào đánh cho tên vừa hét ra câu nói ấy một quả đấm thật mạnh rồi chạy thật nhanh khỏi những lời bàn tán cay nghiệt kia. Tôi cứ thế chạy, cứ thế chạy, tôi chạy là ngoài cánh đồng và ngồi bệt bên ven một con sống, khóc nức nở. Tại sao? Tại sao? Ai cũng có cha, tôi lại không có cha. Dù là mẹ yêu thương và chăm lo cho tôi rất chu đáo thì tôi vẫn cần lắm một người cha, mỗi lần tôi thấy đứa bạn được cha cõng, được cha mua cho cái này, cái kia, tôi thấy mình cô đơn và ao ước sao mình cũng có một người cha như vậy, mình sẽ được cha yêu, cha bế, cha chiều, thật hạnh phúc biết bao. Nhưng nếu chỉ vậy thôi có lẽ tôi sẽ quen dần và bởi có bao la tình mẹ nên tôi sẽ chẳng đau đớn đến thế nếu không bị lũ bạn khinh thường rằng mình là đứa con không cha. “Con không cha”, nghe sao mà xót xa quá, tôi úp mặt khóc, mắt tôi chạm vào dòng nước đang chảy và tự nhiên tôi muốn dìm mình xuống dòng sống lắm lắm. Chết rồi, tôi sẽ không còn bị bạn bè trêu chọc, bị gọi là đứa con hoang không có cha. Tôi ngồi lặng lẽ bên bờ sông, nước mắt cứ chảy, suy nghĩ tự tử cứ len lỏi trong đầu tôi, chìm đi khi tôi chú ý đến những đám mây hồng hay những con cá nhưng rồi lại cứ thế nổi lên khiến tôi chẳng muốn về nhà. Tôi lại khóc. Bất ngờ, tôi giật mình vì có bàn tay ai đó nặng trịch đặt lên vai và tiếp đó, giọng nói trầm hùng.
- Bé con ơi, việc gì khiến con buồn đến thế...

Tôi quay lại. Một người thợ với hàm râu đen và mái tóc dợn từng sợi, đang chăm chú nhìn tôi, tôi đoán chú là một người thợ rèn. Thấy chú to lớn nhưng có vẻ là người hiền hậu, tôi đột nhiên muốn đem hết ấm ức kể cho chú nghe:
- Tụi nó đánh con vì con không có cha.
Người thợ hiền lành với đôi mắt sáng mỉm cười:
- Sao kỳ cục vậy... Ai cũng có cha mà con.
Câu nói ấy càng làm cho tôi đâu đớn làm sao, tôi quay mặt đi:
- Nhưng con không có.
Tôi lại cúi xuống nức nở, chú ấy hình như không nỡ để trẻ con khóc, liền bế tôi lên và nói:
- Nín khóc đi con. Chú sẽ dắt con về với mẹ. Mẹ con sẽ chỉ cho biết cha ở đâu.
Tôi đột nhiên thấy an toàn và yên tâm trong vòng tay chú, tôi đưa tay ôm cổ chú, rồi nín khóc. Chú đưa tôi về nhà, khi ấy trời đã gần tối, từ xa tôi đã thấy mẹ đang đứng ở cửa giống như đang chờ tôi. Có lẽ mẹ lo cho tôi lắm vì tôi ít khi đi học về muộn như thế. Vừa xuống khỏi tay chú thợ, tôi liền chạy ngay tới ôm lấy mẹ, mẹ nhìn tôi, ánh mắt ánh lên sự yên tâm. Cầm chiếc mũ trên tay, chú thợ tiến lại gần hai mẹ con tôi, ngượng ngập ấp úng.
- Thưa cô, tôi gặp cháu đi lạc ngoài bến sông...
Tôi ấm ức, mếu máo:
- Không phải mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông. Tại tụi nó đánh con... Tụi nó đánh con vì con không có cha.
Nói xong, tôi hơi hối hận vì những lời của tôi làm mẹ đau lòng, mẹ ôm tôi vào lòng, rơi nước mắt. Nhưng tôi không để tâm lắm đến điều ấy, tôi chạy nhanh đến chỗ chú thợ rèn và đánh liều:
- Chú làm cha con được không...
Chú chưa trả lời, sợ chú từ chối, tôi nói không do dự:
- Nếu chú không chịu làm cha của con, con sẽ nhảy xuống sông.
Chú nghe câu đó liền gật đầu đồng ý:
- Được chứ sao không, nhóc con.
Và tôi nhớ mình chưa biết tên chú:
- Chú tên gì để có ai hỏi thì con nói.
- Philip.
Ngày hôm sau đến lớp, khi bọn trêu chọc tôi hôm trước lại gây chuyện, tôi dõng dạc khiến chúng không còn nói được câu nào:
- Cha tao tên Philip.

Nói xong câu ấy, tôi định quay lưng bỏ đi nhưng bọn chúng định tấn công tôi, may sao có thầy giáo can thiệp, đưa tôi về nhà, tôi bước đi theo thầy, trong lòng đầy tự hào, bỏ lại sau lưng sự ngơ ngác và tức điên của đám bạn xấu. Tôi tin mình đã thắng!

Ngoài ra bài viết số 2 trong chương trình ngữ văn lớp 10 còn có 3 đề khác nữa bạn có thể lựa chọn làm hoặc tùy theo yêu cầu của cô giáo vforum.vn đều có hướng dẫn để các bạn tham khảo
0