Văn lớp 10: Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây
Có lẽ từ lâu sử thi Ê-đê đã trở thành nguồn di dưỡng tinh thần và trở thành báu vật của người dân nơi đây. Văn học dân gian nói chung và thể loại sử thi nói chung là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của văn học viết sau này. Sự tiếp thu từ những tinh hoa của người xưa là một trong những nguồn ...
Có lẽ từ lâu sử thi Ê-đê đã trở thành nguồn di dưỡng tinh thần và trở thành báu vật của người dân nơi đây. Văn học dân gian nói chung và thể loại sử thi nói chung là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của văn học viết sau này. Sự tiếp thu từ những tinh hoa của người xưa là một trong những nguồn lực dồi dào để các nhà thơ, nhà văn sau này học tập, chế tạo và sáng tạo. Những khuynh hướng sử thi đã được chuyển hóa và sáng tạo trong các tác phẩm như “rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành hay các truyện ngắn viết trong thời kì kháng chiến. Trong đó, có lẽ sử thi Ê-Đê là bộ sử thi nổi tiếng nhất của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt người dân lao động đã gửi gắm những ước mơ và khát vọng của mình qua nhân vật Đăm Săn-người anh hùng dân tộc. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn Cảm nhận về nhân vật đăm Săn nhé. với đề bài này các bạn cần nêu vẻ đẹp của Đăm Săn cả về ngoại hình lẫn tính cách. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ĐĂM SĂN 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật. 2.THÂN BÀI: Vẻ đẹp của nhân vật Đăm Săn về ngoại hình:Đăm Săn có vẻ đẹp khỏe khoắn, phi thường. Thân mình ở trần như quả dưa ở thế chờ sẵn như con sóc Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường. Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Tính cách:Hào hùng, dũng cảm. Sẵn sàng hi sinh, không run sợ trước kẻ thù. Bản lĩnh, gan dạ, dũng cảm. Biết yêu thương hòa bình, dân làng. Cách thức xây dựng:Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, nói quá. Câu văn dài ngắn đan xen mạch dồn dập, khí thái. Hình tượng đẹp, lớn lao. Bút pháp trì hoãn sử thi. 3.KẾT BÀI: Khẳng định tài năng nghệ thuật và giá trị của hình tượng Đăm Săn. BÀI VĂN NÊU CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ĐĂM SĂN Cùng với những sử thi nổi tiếng trên thế giới là I-li-at, Ô-đi-xê, thì ở Việt Nam sử thi Đăm Săn cũng được coi là một trong những báu vật thiêng liêng, là hòn ngọc quý giá trong bảo tàng di sản văn học. Đặc biệt bằn tình cảm yêu mến và khát khao của thế hệ mình vào tương lai, dân gian đã xây dựng hình tượng Đăm Săn, nhân vật chính của bộ sử thi bằng vẻ đẹp sử thi lãng mạn, hào hùng. Trước hết với mong muốn vẻ đẹp mạnh mẽ, oai phong lẫm liệt, hình tượng Đăm Săn hiện lên với vẻ đẹp phi thường, hiên ngang lãm liệt, rất xứng đáng với phong thái của một tù trưởng. Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng, thậm chí hắn còn lộ rõ vẻ bạt nhược đớn hèn của một tên tù trưởng vô dụng, yếu ớt. Hình ảnh Đăm Săn hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực: “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường”. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Và vẻ đẹp của Đăm Săn còn được bộc lộ rõ hơn qua cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây, đấy là cuộc chiến đấu giữa, hai tù trưởng dũng mãnh, là cơ hội để Đăm Săn khẳng định được tài năng và sức mạnh của bản thân. Bằng thủ pháp tương phản, đối lập hình ảnh người anh hùng Đăm Săn hiện ra như một vị dũng tướng thiện chiến.Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội. Chi tiết Đăm Săn nhận miếng trầu của người vợ còn thể hiện sự đề cao vai trò của người phụ nữ xưa trong chế độ mẫu hệ cũng như ngợi ca và khẳng định vai trò, sức mạnh cộng đồng. sau khi chiến thắng Mtao Mxây, chàng mở tiệc ăn mừng. tất cả, từ già trẻ, giá trai tôi tớ trong buôn làng đều đến góp vui, rượu thịt ăn không ngớt, tiếng chiêng, tiếng kèn, tiếng sao vang lừng làm rộn ràng cả buôn làng. Khắp nơi ai ai cũng đều nghe tin đồn của vị dũng tướng hùng dũng, hiên ngang dù biết rõ chết mười mươi vẫn không sợ chết. khung cảnh đông vui, giàu có ấy cũng chính là mơ ước ngàn đời của nhân dân ta, mong muốn sự đoàn kết, yên vui hạnh phúc sẽ đến với con người. Đăm săn chính là hình tượng tiêu biểu cho niềm khát khao ấy của người dân. Bằng cách diễn đạt hào hùng và những chi tiết miêu tả, so sánh, ví von đặc sắc mang đậm chất sử thi, người anh hùng Đăm Săn hiện lên thật đẹp, hùng dũng và oai linh. Với lối kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi, người dân Tây Nguyên đã gửi gắm tất cả tình yêu và niềm tự hào cùng những mong ước thầm kín của mình, làm nên một viên ngọc giá trị trong kho tàng văn học Việt Nam.
Có lẽ từ lâu sử thi Ê-đê đã trở thành nguồn di dưỡng tinh thần và trở thành báu vật của người dân nơi đây. Văn học dân gian nói chung và thể loại sử thi nói chung là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của văn học viết sau này. Sự tiếp thu từ những tinh hoa của người xưa là một trong những nguồn lực dồi dào để các nhà thơ, nhà văn sau này học tập, chế tạo và sáng tạo. Những khuynh hướng sử thi đã được chuyển hóa và sáng tạo trong các tác phẩm như “rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành hay các truyện ngắn viết trong thời kì kháng chiến. Trong đó, có lẽ sử thi Ê-Đê là bộ sử thi nổi tiếng nhất của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt người dân lao động đã gửi gắm những ước mơ và khát vọng của mình qua nhân vật Đăm Săn-người anh hùng dân tộc. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn Cảm nhận về nhân vật đăm Săn nhé. với đề bài này các bạn cần nêu vẻ đẹp của Đăm Săn cả về ngoại hình lẫn tính cách. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.LẬP DÀN Ý BÀI VĂN CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ĐĂM SĂN
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác phẩm và nhân vật.
2.THÂN BÀI:
Vẻ đẹp của nhân vật Đăm Săn về ngoại hình:
- Đăm Săn có vẻ đẹp khỏe khoắn, phi thường.
- Thân mình ở trần như quả dưa
- ở thế chờ sẵn như con sóc
- Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường.
- Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh.
- Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả.
Tính cách:
- Hào hùng, dũng cảm.
- Sẵn sàng hi sinh, không run sợ trước kẻ thù.
- Bản lĩnh, gan dạ, dũng cảm.
- Biết yêu thương hòa bình, dân làng.
Cách thức xây dựng:
- Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, nói quá.
- Câu văn dài ngắn đan xen mạch dồn dập, khí thái.
- Hình tượng đẹp, lớn lao.
- Bút pháp trì hoãn sử thi.
3.KẾT BÀI:
Khẳng định tài năng nghệ thuật và giá trị của hình tượng Đăm Săn.
BÀI VĂN NÊU CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ĐĂM SĂN
Cùng với những sử thi nổi tiếng trên thế giới là I-li-at, Ô-đi-xê, thì ở Việt Nam sử thi Đăm Săn cũng được coi là một trong những báu vật thiêng liêng, là hòn ngọc quý giá trong bảo tàng di sản văn học. Đặc biệt bằn tình cảm yêu mến và khát khao của thế hệ mình vào tương lai, dân gian đã xây dựng hình tượng Đăm Săn, nhân vật chính của bộ sử thi bằng vẻ đẹp sử thi lãng mạn, hào hùng.
Trước hết với mong muốn vẻ đẹp mạnh mẽ, oai phong lẫm liệt, hình tượng Đăm Săn hiện lên với vẻ đẹp phi thường, hiên ngang lãm liệt, rất xứng đáng với phong thái của một tù trưởng. Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng, thậm chí hắn còn lộ rõ vẻ bạt nhược đớn hèn của một tên tù trưởng vô dụng, yếu ớt. Hình ảnh Đăm Săn hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực: “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường”. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng.
Và vẻ đẹp của Đăm Săn còn được bộc lộ rõ hơn qua cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây, đấy là cuộc chiến đấu giữa, hai tù trưởng dũng mãnh, là cơ hội để Đăm Săn khẳng định được tài năng và sức mạnh của bản thân. Bằng thủ pháp tương phản, đối lập hình ảnh người anh hùng Đăm Săn hiện ra như một vị dũng tướng thiện chiến.Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội. Chi tiết Đăm Săn nhận miếng trầu của người vợ còn thể hiện sự đề cao vai trò của người phụ nữ xưa trong chế độ mẫu hệ cũng như ngợi ca và khẳng định vai trò, sức mạnh cộng đồng. sau khi chiến thắng Mtao Mxây, chàng mở tiệc ăn mừng. tất cả, từ già trẻ, giá trai tôi tớ trong buôn làng đều đến góp vui, rượu thịt ăn không ngớt, tiếng chiêng, tiếng kèn, tiếng sao vang lừng làm rộn ràng cả buôn làng. Khắp nơi ai ai cũng đều nghe tin đồn của vị dũng tướng hùng dũng, hiên ngang dù biết rõ chết mười mươi vẫn không sợ chết. khung cảnh đông vui, giàu có ấy cũng chính là mơ ước ngàn đời của nhân dân ta, mong muốn sự đoàn kết, yên vui hạnh phúc sẽ đến với con người. Đăm săn chính là hình tượng tiêu biểu cho niềm khát khao ấy của người dân.
Bằng cách diễn đạt hào hùng và những chi tiết miêu tả, so sánh, ví von đặc sắc mang đậm chất sử thi, người anh hùng Đăm Săn hiện lên thật đẹp, hùng dũng và oai linh. Với lối kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi, người dân Tây Nguyên đã gửi gắm tất cả tình yêu và niềm tự hào cùng những mong ước thầm kín của mình, làm nên một viên ngọc giá trị trong kho tàng văn học Việt Nam.