[văn 12] Ý nghĩa của việc trích dân hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp trong “Tuyên ngôn Độc lập”
[ văn 12] Ý nghĩa của việc trích dân hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp trong “Tuyên ngôn Độc lập” Đề bài: Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1976) của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ...
[văn 12] Ý nghĩa của việc trích dân hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp trong “Tuyên ngôn Độc lập”
Đề bài: Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1976) của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của tác giả có ý nghĩa gì?
Y nghĩa trích dẫn 2 bản tuyên ngôn độc lậpBài làm:
Không phải ngẫu nhiên, mở đầu “Tuyên ngôn Độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp. Trái lại việc trích dẫn này nằm trong tính toán khôn ngoan của chủ tịch Hồ Chí Minh.
ü Trước hết, việc trích dẫn này tạo ra cơ sở pháp lí không thể chối cãi cho bản tuyên ngônm từ đó tác giả sẽ triển khai hệ thống lập luận cho cả văn bản. Hơn nữa, bằng việc trích dẫn ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngăn chặn việc xâm lược của bè lũ thực dân, đế quốc một cách kiên quyết khôn khéo. Người như ngầm cảnh báo với chúng rằng hành động lăm le xâm phạm nước ta là vi phạm lời bất hủ mà tổ tiên, cha ông chúng dã khẳng định. Chúng đã làm vấy bẩn lá cờ Tố quốc, chúng đã hủy hoại truyền thống văn hóa, nhân đạo tốt đẹp của dân tộc mình. Chiến thuật gậy ông đập lưng ông đã được sử dụng một cách hiệu quả, thích đáng, không gì lợi hại hơn bằng việc dùng chính lời kẻ thù để khóa miệng, bẻ gãy hành dộng kẻ thù.
ü Việc trích dẫn tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nhà nước Việt Nam mới đã khẳng định sự ngang hành của ba bản tuyên ngôn, ba cuộc cách mạng, ba dân tộc. Niềm tự hào, tự tôn với dân tộc vốn được thắp lên từ áng thiên cổ hùng văn Đại Cáo Bình Ngô đã được thể hiện một cách sâu sắc trong bản Tuyên ngôn Độc lập hôn nay.
ü Kiên quyết, đanh thép với thực dân Pháp và đế quốc Mĩ nhưng khi trích dẫn hai bản tuyên ngôn tỏ rõ thái độ trân trọng những di sản văn hóa quý báu của hai dân tộc. Điều đó thể hiện tư duy chính trị nhạy bén, đường lối ngoại giao tài tình của người. Đối với nhân dân Việt Nam, chỉ có những kẻ theo chủ nghĩa thực dân đế quốc mới là kẻ thù, còn nhân dân Pháp và mĩ vẫn là bạn bè đồng chí. Chính bằng đường lối ngoại giao sáng suốt ấy mà trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ của các nhân dân yêu chuộng hòa bình từ hai nước này.
Tìm kiếm: ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn
Nguồn: