21/02/2018, 08:27

Phân tích hình ảnh vẻ đẹp tâm hồn của Huấn cao trong cảnh cho chữ trong tù

Đề bài: Viết đoạn văn Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Huấn Cao trong cảnh cho chữ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ _ Nguyễn Tuân_ Xem thêm các bài văn hay của : Đề bài: Đề bài: Đề bài: Đề bài: Chữ người tử tù Bài ...

Đề bài: Viết đoạn văn Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Huấn Cao trong cảnh cho chữ

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
_ Nguyễn Tuân_

Xem thêm các bài văn hay của :

  1. Đề bài:
  2. Đề bài:
  3. Đề bài: 
  4. Đề bài: 
Chữ người tử tùChữ người tử tù

Bài làm:
Trả lời phỏng vấn của báo Văn nghệ số Tết Bính Dần(1896), Nguyễn Tuân nói: “Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần có sự độc đáo hơn trong bất kỳ lĩnh vực khác”. Quả thật, đọc văn của Nguyễn Tuân, ta mới thấy được cái tạng riêng, cái độc đáo của ông. Có ai đó từng nói “Nguyễn Tuân là người đi lượn nhặt những cánh hoa tàn trong quá khứ” bởi ông luôn là nhà văn suốt đời tôn thờ và tận hiến cái đẹp. Nhân vật trong văn Nguyễn Tuân dù làm bất cứ ngành nghề địa vị gì dề toát ra cốt cách của người nghệ sĩ tài hoa. Đặc biệt trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã gửi gắm quan niệm nhân sinh về cái đẹp vào trong hình ảnh Huấn Cao – một nhân vật sang nhất trong cuộc đời của ông. Đến với “Chữ người tử tù”, ta không thể nào quên được một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng căng trên mảnh ván và hình ảnh quản ngục khúm núm, thầy thơ lại thì run run bưng chậu mực. Chính trong cảnh cho chữ này, mọi vẻ đẹp tâm hồn của Huấn Cao được hội tụ, thăng hoa và trường tồn mãi mãi.
Trước hết ta thấy ở đây tài năng và khí phách phi thường của Huấn Cao. Hiếm có người nghệ sĩ nào mà lại sáng tác trong hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy: cổ đeo gông, lưỡi hái tử thần đang kề sát cổ. Không nao núng, hãi hùng Huấn Cao vẫn ung dung, đĩnh đạc. Tâm hồn của Huấn Cao đã vượt ra khỏi thế giới ngục tù, phá tung xiềng xích bạo tàn, chiến thắng sự đe dọa khủng khiếp của cái chết. Hoàn toàn tự do, bay bổng, đắm say và thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật, Huấn Cao để lại tác phẩm tuyệt bút.
Những nét chữ của Huấn Cao vẫn vuông vắn tươi tắn, vẫn rừng rực hoài bão tung hoành của một đời người. Theo đuổi hoài bão tung hoành, Huấn Cao bị khép vào tội đại nghịch chịu án tử hình. Sau khát vọng, hoài bão cao đẹp ấy, không bao giờ chịu chết, nó vẫn sống mạnh mẽ, mãnh liệt, bất tử. Những con chữ cuối cùng của Huấn Cao ngẫm cho kĩ không đơn thuần là sản phẩm của tài năng, dũng khí, phi thường mà chính là sự kết tinh của cái tâm trong sáng cao đẹp. Nguyện ước đáp lại tấm lòng cao quý của quản ngục là động lực thôi thúc Huấn Cao say mê sáng tạo nghệ thuật khi cái chết cận kề. Ở đây, cái tâm đang điều khiển cái tài và cái tài đang phụng sự cái tâm. Sau khi viết xong bức châm, Huấn Cao đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và khuyên quản ngục nên thay chốn ở đi, tìm vê quê nhà mà ở. Hãy thoát khỏi cái nghề cặn bã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Lời khuyên chí tình của Huấn Cao chẳng khác nào lời di huấn của bậc thầy vĩ đại dành cho một người còn lầm đường lạc lối. Lời khuyên ấy bật lên một triết lí cao đẹp bền vững muôn đời: chủ nghĩa và thiên lương, cái đẹp và cái thiện gắn bó máu thịt với nhau. Cái đẹp và cái thiện quyết không thể chung sống với cái ác, cái xấu. Hãy sống thiện rồi sống đẹp, luôn giữ nhân cách mình cao đẹp đã là điều đáng quý. Ân cần cúi xuống nâng đỡ một nhân cách đang có nguy cơ hoen ố, hướng nhân cách ấy đến thế giới trong lành bền vững, hành động của Huấn Cao càng đáng trân trọng gấp bội phần.
Những con chữ của Huấn Cao dành tặng quản ngục là sự hội tụ, tài năng, dũng khí, nhân cách cao đẹp. Tất cả tạo nên một cái đẹp viên mãn, toàn bích. Cái đẹp ấy xua tan bóng tối, chiến thắng cái ác, cái xấu. Cái đẹp thức tỉnh và cảm hóa con người, cứu rỗi thế giới. Và cái đẹp đó là bất tử. Ngày mai, dẫu Huấn Cao có phải ra pháp trường chịu án tử hình thì một điều chắc chắn là tác phẩm nghệ thuật và lời di huấn của ông sẽ trường tồn cùng vũ trụ
Khép lại “Chữ người tử tù”, ta mới thầy được đầy đủ cái hình tượng nhân vật đẹp nhất, sang nhất – Huấn Cao trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân. Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện hướng khám phá, ca ngợi con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Không đi sâu vào phân tích nội tâm, Nguyễn Tuân có tài dựng chân dung, tính cách nhân vật qua tình huốn truyện éo le, oái ăm đầy kịch tính với chi tiết chọn lọc. Cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm có thể xem như là một thước phim quay chậm với đầy những chi tiết đặc sắc. Quả thật, không sai khi nói rằng, bằng tài năng ngôn ngữ độc đáo, Nguyễn Tuân đã xây dựng chân dung sông động hình ảnh người anh hùng Huấn Cao – một nghệ sĩ tài hoa tột bậc, một trang anh hùng khí phách phi tường, một nhân cách cao đẹp.

Tìm kiếm: Vẻ đẹp Huấn cao cho chữ, Huấn Cao cho chữ trong tù, hình ảnh Huấn cao cho chữ trong từ, vẻ đẹp hình ảnh Huấn cao cho chữ

Nguồn:

0