Vai trò của tỉ giá
Tỉ giá là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế, xó hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và do vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản lý kinh tế, cú ảnh hưởng ...
Tỉ giá là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế, xó hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và do vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản lý kinh tế, cú ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế - xó hội của nước đó và các nước có liên quan. Cụ thể chúng ta có thể xác định vai trũ của tỉ giá như sau:
- Thứ nhất, tỉ giá là đại lượng xác định quan hệ về mặt giá trị, so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau, hình thành nờn tỉ lệ trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau với nhau để thuận tiên cho các giao dịch quốc tế.
- Thứ hai, tỉ giá có tác động to lớn đến thương mại quốc tế, xuất-nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của một nước với nước khác.
Ví dụ: Một người Việt Nam mua một cái áo của Mĩ với giá 10 USD và nếu tỉ giá là 15 000đ mỗi USD thì người Việt Nam đó phải mất 150 000 VNĐ nhưng nếu sau đó tỉ giá tăng lên 16 000đ cho mỗi USD thì giá nội địa của cái áo đó vẫn là 10 USD nhưng giá cái áo đó ở Việt Nam đó là 160 000 VNĐ, tăng lên 10 000 VNĐ so với giá cũ và ta thấy rừ rằng khi tỉ giá tăng cao (với VNĐ), giá trị VNĐ giảm xuống thì giá cả hàng hoỏ của Mĩ ở Việt Nam trở nờn đắt hơn và ngược lại.
Qua đây, chúng ta thấy rằng, khi tỉ giá cao (với đồng nội tệ), tức là giá trị của đồng nội tệ giảm thì hàng hoỏ của nước đó tại nước ngoài sẽ trở nên rẻ hơn, cũn hàng hoỏ của nước ngoài tại nước đó sẽ trở nên đắt hơn. Ngược lại khi tỉ giá thấp (với đồng nội tệ), tức là giá trị của nội tệ tăng lên thì hàng hoỏ của nước đó tại nước ngoài sẽ đắt hơn, cũn hàng hoỏ của nước ngoài tại nước đó sẽ rẻ hơn.
Như vậy, khi có sự thay đổi về tỉ giá làm giá trị đồng tiền của một nước giảm đi sẽ làm cho những nhà sản xuất trong nước đó thuận lợi hơn trong việc bán hàng của họ ở nước ngoài do đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, kích thích xuất khẩu và gây khó khăn cho những nhà sản xuất nước ngoài khi bán hàng tại nước đó và chính vỡ vậy sẽ hạn chế nhập khẩu. Ngược lại khỉ tỉ giá thay đổi làm tăng giá đồng tiền của một nước sẽ hạn chế xuất khẩu và kích thích xuất khẩu.
- Thứ ba, do tỉ giá có tác động mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và sự cạnh tranh giữa các nước với nhau trên thị trường quốc tế nên chính phủ các nước đó lợi dụng tỏc động này của tỉ giá để điều tiết nền kinh tế hay nói cách khác tỉ giá được sủ dụng với vai trũ là một cụng cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước.