vai trò của pháp luật đối với hoạt động quản lý nhà nước

Trước hết cần khảng định pháp luật có rất nhiều vai trò. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý khi đề cập đến vai trò của pháp luật người ta thường đề cập đến các vai trò sau đây: Vai trò của pháp luật đối với kinh tế: Đối với kinh tế pháp luật có vai trò rất quan trong thể hiện ở một số ...

Trước hết cần khảng định pháp luật có rất nhiều vai trò. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý khi đề cập đến vai trò của pháp luật người ta thường đề cập đến các vai trò sau đây:

Vai trò của pháp luật đối với kinh tế:

Đối với kinh tế pháp luật có vai trò rất quan trong thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:
– Pháp luật tao ra các khung pháp lý để cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tiến hành hoạt động quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời, cũng là cở sở để cho các chủ thể sản xuất kinh doanh căn cứ vào đó để hoạt động.
– Pháp luật là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà nước khắc phục được các nhược điểm của nền kinh tế thị trường, tạo ra sự công bằng xã hội. – Pháp luật là công cụ giúp nhà nước giải quyết có hiệu quả các tranh chấp kinh tế nảy sinh trong nền kinh tế thị trường.
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội: Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, vì vậy, nhà nước có chức năng quản lý xã hội. Đối với nhà nước pháp luật có các vai trò sau đây:
– Pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất.
– Pháp luật là công cụ để cho nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các tổ chức, các cơ quan, các nhân viên nhà nước và mọi công dân.
– Pháp luật là công cụ để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân, tài sản, danh dự, uy tín của các tổ chức.

Vai trò của pháp luật đối với hệ thống chính trị:

Thứ nhất, đối với nhà nước. 
Pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý, khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước. Điều đó thể hiện ở chỗ Bộ máy nhà nước là một thiế chế phức tạp bao gồm nhiều loại cơ quan. Để cho bộ máy đó hoạt động được có hiệu quả đòi hởi phải xác định đúng chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, mỗi cơ quan; phải xác lập mối quan hệ đúng đắn giữa chúng; phải có những phương pháp tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi quyền lực của nhà nước. – Thực tiễn đã chỉ ra rằng khi chưa có một hệ thống pháp luật về tổ chức đầy đủ và đồng bộ, phù hợp làm cơ sở cho việc củng cố và hoàn thệin bộ máy nhà nươc thì dễ dẫn đến tình trang trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng, thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước, bộ máy nhà nước sẽ cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả.Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định của pháp luật.

Thứ hai, Đối với Đảng công sản Việt Nam: 
– Pháp luật là phương tiện để thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng làm cho đường lối đó có hiệu lực thi hành và bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội.
– Pháp luật cũng là phương tiện để Đảng kiểm tra tính đúng đắn trong đường lối lãnh đạo chỉ đạo của mình đối với xã hội. Ví dụ: Thông qua đường lối mở cửa của Đại hội VI chúng ta thấy chủ trương trên là đúng đắn đã thúc đẩy kinh tế phát triển đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Thứ ba, Đối với các tổ chức chính trị – xã hội: Pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý để bảo đảm cho các tổ chức này tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội.Ví dụ: Trong phiên họp của Chính phủ khi bàn vế các vấn đề liên quan thì phải mời các tổ chức có liên quant ham gia.

Vai trò của pháp luật đối với đạo đức:

Pháp luật sẽ là cơ sở để bảo vệ và bảo đảm cho đạo đức xã hội chủ nghiã phát triển, củng cố các chuẩn mực luân lý tiến bộ, sự công bằng xã hội.

Vai trò của pháp luật đối với tư tưởng:

Pháp luật làm cho tư tưởng của con người trong xã hội được thống nhất hơn.
Pháp luật góp phần tạo dựng các quan hệ xã hội mới, tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.
Mối quan hệ giữa PL và PC:
– PL và Pc là 2 hiện tượng pháp lý khác nhau, độc lập tưong đối với nhau, nhưng có mối liên hệ phổ biến mật thiết với nhau, tác động qua lại.
– PL là cơ sở của PC, nhưng có PL chưa hẳn đã có PC vì PL đã có hiệu lực thi hành nhưng mọi người không thực hiện nghiêm chỉnh thì sẽ ko có PC.
– Ngược lại có PL nhưng PL ấy ko đồng bộ, ko kịp thời, ko phản ánh đc ĐK khách quan của những ĐK KT-XH ko thể hiện đc ý chí, nguyện vọng của ND thì PC sẽ ko đc chấp nhận.
– PL chỉ có hiệu lực thực sự khi dựa trên cơ sở vững chắc của PC.
– PC đc bảo đảm khi có HTPL hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời.
– PC XHCN đc quy định bởi PL XHCN.
– Ko có PLXHCN thì ko thể có PCXHCN và ngược lại ko có PCXHCN thì PL cũng chẳng có ý nghĩa gì.

0