11/05/2018, 14:57

Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội có được xây dựng thành công hay không, tuỳ thuộc vào việc chúng ta có phát huy tốt nguồn lực con người hay không? Khi Việt Nam bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội ...

Chủ nghĩa xã hội có được xây dựng thành công hay không, tuỳ thuộc vào việc chúng ta có phát huy tốt nguồn lực con người hay không? Khi Việt Nam bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,

Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”1 (với ý nghĩa là đặc biệt chú ý đến vấn đề nhận thức của con người về chủ nghĩa xã hội – tức là phải giác ngộ xã hội chủ nghĩa).

Để làm rõ hơn quan điểm trên của Hồ Chí Minh, cần nghiên cứu vaitrò nguồn lực con người trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

a) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế

Trong lĩnh vực kinh tế, cần xem xét con người với tư cách là lực lượng sản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất.
Trong bất cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hoá ngày càng cao, thì vai trò của người lao động có trí tuệ lại càng quan trọng trong lực lượng sản xuất. V.I. Lênin đã chỉ ra: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”1.

Con người khi được làm chủ những tư liệu sản xuất, được đào tạo một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai, biết kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất như huy động vốn, động viên khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, quản lý chặt chẽ nguyên liệu vật tư, do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn. Ngày nay vai trò người quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng, do vậy, các quốc gia thường rất quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này.

Trong  quá  trình  xây  dựng  chủ  nghĩa  xã  hội,  người  lao  động  đã  trở thành những người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất, từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tới tổ chức sản xuất kinh doanh và làm chủ trong quá trình phân phối sản phẩm. Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người, phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.

b) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị

Từ khi giai cấp công nhân và đảng của nó lãnh đạo toàn xã hội thì con người đã được giải phóng khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, trở thành người làm chủ đất nước, nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự lãnh đạo  của  giai  cấp  công  nhân.  Quán  triệt  quan  điểm  của  chủ  nghĩa  Mác  – Lênin về xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, Hồ Chí Minh nhiều lần  lưu ý rằng, nước ta phải đi đến dân chủ thực sự, “Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự”2. Xét nguồn lực con người trên phương diện chính trị, khi mà người dân có tri thức, có năng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những người có đức có tài vào các cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh.

Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân, sẽ hết lòng phụng sự nhân dân và thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân mến, dân tin, dân ủng hộ.

Cán bộ tích cực tuyên truyền đường lối của đảng, phổ biến luật pháp của nhà nước đến nhân dân, làm cho dân hiểu dân tin; người dân chủ động tích cực thực hiện đường lối đó, có ý thức tôn trọng luật pháp, thực hiện những nghĩa vụ công dân, hiểu rõ quyền lợi của mình, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội sẽ làm tăng sức mạnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Nói về vai trò của quần chúng tham gia công việc của Nhà nước, Hồ Chí Minh đã viết: khi người dân “… biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”1, “thì việc gì khó khăn mấy họ
cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ”2.

Có thể khẳng định, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân; trong quá trình đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù.

c) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hoá

Dưới chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đời sống văn hóa xã hội. Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình do nhà nước quản lý nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ  nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho quần chúng nhân dân lao động.

Mặt khác, quần chúng nhân dân lao động cũng là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hoá, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.

Một  khi,  con  người  có  tri  thức,  có  hiểu  biết  về  các  hình  thức  nghệ thuật, sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như: những bộ phim hay, những điệu múa đẹp, những tác phẩm văn học có nội dung phong phú, v.v.. Những công trình văn hóa, nghệ thuật như vậy dễ đi vào lòng người, có tác dụng giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội.

Con người có văn hoá cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hoá tinh thần của đất nước, của nhân loại. Do vậy, nếu mỗi con người có ý thức, năng lực thực hiện tốt công việc này, thì những giá trị văn hoá tinh thần, giá trị văn hoá vật chất của xã hội được bảo tồn, lưu giữ, được nâng cao.

Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi con người chúng ta có điều kiện tiếp cận với nền văn hoá nhiều nước trên thế giới.

Trình độ tri thức của mỗi người về văn hoá   sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không   phù hợp để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc mình, làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân.

Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra những khả năng cho họ có những đóng góp xứng đáng trong sự phát triển khoa học của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ trí thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội.

d) Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội

Những vấn đề xã hội bao gồm: Vấn đề lao động việc làm, thực hiện công bằng xã hội, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, v.v. Muốn giải quyết tốt những vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải phát huy tốt vai trò nguồn lực con người.

Giải quyết lao động việc làm là một vấn đề được từng gia đình, toàn xã hội chúng ta quan tâm, vì có giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm mới phát  huy  được  những  thế  mạnh  của  đất  nước,  mới  giải  quyết  tốt  được những vấn đề xã hội khác. Song, muốn giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn lực  con  người  từ nâng  cao  sức  khoẻ,  trình  độ  học  vấn,  tay nghề, năng lực quản lý, tới ý thức chính trị cho người lao động.

Chính sách xoá đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và Nhà  nước  ta  hiện  nay.  Chính  sách  này  chỉ  phát  huy  hiệu  quả  khi  chính những người nghèo thấy được trách nhiệm của mình, cố gắng nỗ lực phấn  đấu vươn lên, đồng thời được sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, sự trợ giúp của Nhà nước, v.v.

Như vậy, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội. Bằng  hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người cải tạo tự
nhiên, biến đổi xã hội, bắt tự nhiên phục vụ cho mình, và làm đẹp cho tự nhiên; đồng thời trong quá trình đó con người cải tạo chính bản thân mình. Do vậy, sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng đó cũng tạo ra sức mạnh to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người để nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội. Ngược lại, sự thiếu thống nhất, sự phối hợp không đồng bộ của các thành viên trong xã hội cũng sẽ làm giảm đi, thậm chí triệt tiêu cả động lực phát triển tự nhiên và xã hội.

Nguồn lực con người, xét về mỗi cá nhân, còn là những yếu tố tiềm năng cấu thành con người có thể được khai thác. Nhưng hiệu quả việc phát huy nguồn lực con người lại tuỳ thuộc vào chế độ xã hội, tuỳ thuộc vào
cách tổ chức xã hội, phụ thuộc vào năng lực và nghệ thuật của người quản lý xã hội, phụ thuộc vào cơ chế và chính sách xã hội.

Nguồn lực con người không khai thác, không phát huy được là lãng phí lớn nhất. Đặc biệt là với đội ngũ trí thức càng hoạt động, càng nghiên cứu, càng làm việc trí tuệ của họ càng đa dạng, càng phong phú và sâu sắc.
Nước ta đang còn là một nước nghèo, kinh tế kém phát triển, thì việc phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước càng trở nên quan trọng.

0