24/05/2018, 14:53

Vai trò của người cha trong gia đình

Tất cả các xã hội đều có những chuẩn mực quy định hành vi phù hợp và không phù hợp đối với cha mẹ và con cái. Một số chuẩn mực này là phổ biến cho tất cả mọi xã hội, một số chuẩn mực khác mang tính đặc thù đối với một xã hội hoặc một nền văn ...

Tất cả các xã hội đều có những chuẩn mực quy định hành vi phù hợp và không phù hợp đối với cha mẹ và con cái. Một số chuẩn mực này là phổ biến cho tất cả mọi xã hội, một số chuẩn mực khác mang tính đặc thù đối với một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Điều này cho thấy rằng cha mẹ (Parenthood) như một cấu trúc xã hội phản ánh mối quan hệ tương tác giữa cha mẹ và con cái ư khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác và trong cùng một xã hội, cấu trúc này cũng biến đổi theo thời gian và theo chu kỳ của đời sống gia đình.

Cho đến trước giai đoạn công nghiệp hoá, một quan niệm phổ biến khi nói đến cha mẹ là thường nhấn mạnh đến người vợ, người mẹ là người có trách nhiệm chủ yếu trong việc chăm sóc con cái: "Cha sinh không bằng mẹ dưỡng" và xem đó như là "thiên hướng" của phụ nữ. Còn người cha là người chủ gia đình, người trụ cột về kinh tế. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đặc trưng bởi khía cạnh tình cảm, tuy nhiên người cha được xem là nghiêm khắc hơn, còn người mẹ tình cảm hơn trong quan hệ với con cái. Trong cấu trúc xã hội này, vai trò người cha và người mẹ mang tính phân công tách biệt, nhằm bổ sung cho nhau. Giới này không làm việc của giới kia. “Trong gia đình có sự phân chia các vai trò một cách rõ rệt, phần lớn chức năng phương tiện do người cha thực hiện còn phần lớn chức năng biểu hiện do người mẹ thực hiện”. (Philip Slater, 1961) Những biến đổi trong vai trò của nam giới và nữ giới gắn liền với sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động xã hội tăng lên đã dẫn đến những quan niệm mới về vai trò của người cha trong gia đình. Phân tích các bài báo trên các tạp chí phổ thông xuất bản ở Mỹ từ 1900 đến 1989, Maxine P. Atkinson và Stephen P. Blackwelder thấy rằng vai trò người cha trong thế kỷ qua đã dao động giữa hai cực: người cha là người cung cấp nguồn sống (providers) và người cha là người nuôi dưỡng (nuturers). Các nhà nghiên cứu tập trung vào ý nghĩa của người cha trong sự phát triển của con cái từ quan điểm xã hộiư tâm lý (Lynn, 1974; Biller, 1971; Lamb, 1976).

  1. Giới thiệu
  2. Kết luận

Xem chi tiết tại đây

0