24/05/2018, 21:42

Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (KVKTNQD) đối với nền kinh tế quốc dân (KTQD)

KVKTNQD tạo thêm công ăn việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đóng góp nổi trội nhất của KVKTNQD trong thời gian qua là tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động trong xã hội, nhất là số người đến tuổi lao ...

KVKTNQD tạo thêm công ăn việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Đóng góp nổi trội nhất của KVKTNQD trong thời gian qua là tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động trong xã hội, nhất là số người đến tuổi lao động chưa có việc làm, giải quyết số lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước do tinh giảm biên chế, giải thể.

Hiện nay, ở nước ta hàng năm có khoảng 1,2 đến 1,4 triệu người đến tuổi lao động; ngoài ra, số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ. Yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm được hàng triệu việc làm đang là áp lực xã hội rất lớn đối với Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương.

Trong các bảng 4 và bảng 5, ta thấy được sốlượng lớn lao động làm việc trong KVKTNQD. Năm 2000 là 1040902 người chiếm 29,42% số lao động thì đến năm 2004 đã tăng lên là 2398754 người chiếm 39,32% số lao động.

Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế

Sự đóng góp của KVKTNQD ngày càng ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội.

Trong phần phân tích đặc điểm của KVKTNQD ta đã thấy được lượng vốn đầu tư phát triển và vốn sản xuất kinh doanh bình quân của KVKTNQD lớn như thế nào. Trong năm 2004 các doanh nghiệp Nhà n­ước đã huy động được l­ượng vốn vào kinh doanh là 127627.8tỷ đồng. Nếu tính cho cả khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì tổng lư­ợng vốn lên đến 194436,6tỷ đồng, chiếm tới khoảng 25% tổng số vốn đầu t­ư phát triển của toàn xã hội.

Bảng : Sự đóng góp vào tổng sản phẩm trong n­ước theo giá thực tế theo thành phân kinh tế

1995 2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà n­ước 91977 170141 184836 205652 236666 261201
DN Ngoài quốc doanh 122487 212879 230247 256413 281314 352166
DN có vốn nư­ớc ngoài 14428 58626 66212 73697 87606 100120
Tổng giá trị ( tỷ đồng) 228892 441646 481295 535762 605586 713487

(Niên giám thống kê năm 2004)

Bảmg : Cơ cấu sự đóng góp vào tổng sản phẩm trong nư­ớc theo giá thực tế theo thành phân kinh tế

1995 2000 2001 2002 2003 2004
DN Nhà nư­ớc 40.18 38.52 38.4 38.38 39.08 36.6
DN Ngoài quốc doanh 53.51 48.2 47.84 47.86 46.45 49.36
DN có vốn nư­ớc ngoài 6.31 13.28 13.76 13.76 14.47 14.04
Chung (%) 100 100 100 100 100 100

(Niên giám thống kê năm 2004)

Qua hai bảng trên ta thấy, KVKTNQD đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước luôn cao nhất. Năm 1995, toàn bộ đã đóng góp 122487tỷ đồng chiếm 53,51% GDP. Mặc dù các năm 2000,2001 và 2003 có tăng về giá trị tổng sản lượng như giảm sút tương đối so với các thành phần kinh tế nhưng vẫn luôn giữa vị trí cao nhất. Và kết quả thật đáng mừng là năm 2004 cơ cấu đóng góp của KVKTNQD vào tổng sản phẩm xã hội đã tăng trở lại (49,36% GDP) sau các năm sụt giảm.

Ngoài đóng góp lớn vào GDP và thúc đẩy phát triển kinh tế, KVKTNQD còn góp phần quan trọng tăng nguồn thu cho ngân sách nhà n­ước, góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội đặt ra.. Điều đó cho thấy vai trò của KVKTNQD đối với nền kinh tế ngày càng đư­ợc khẳng định.

Hình thành và phát triển các DNNQD, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà Doanh nghiệp Việt Nam.

Công cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa trư­ớc đây đã xoá bỏ các thành phần kinh tế phi Xã hội chủ nghĩa nên đã xoá bỏ những nhà doanh nghiệp tư­ nhân, chỉ còn lại các nhà doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Đội ngũ các nhà doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh đ­ược đào tạo trong cơ chế cũ tỏ ra bất cập trư­ớc những yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của nền kinh tế trong thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trư­ờng và nhất là trư­ớc yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất n­ước.

Nhờ đổi mới và phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chúng ta đã từng bư­ớc hình thành đư­ợc đội ngũ các nhà doanh nghiệp t­ư nhân hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân với số lư­ợng hơn 26.000 chủ doanh nghiệp t­ư nhân và trên 100.000 chủ trang trại. Nếu so sánh gần 6000 giám đốc doanh nghiệp quốc doanh đư­ợc nhà nư­ớc đào tạo trong nhiều thập kỷ tr­ước đây thì số l­ượng các nhà doanh nghiệp t­ư nhân và các chủ trang trại hình thành trong hơn một thập kỷ đổi mới lớn hơn nhiều lần. Đây thực sự là một thành quả có ý nghĩa trong xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp, phát huy nguồn lực con ngư­ời thời mở cửa. Đội ngũ các nhà doanh nghiệp t­ư nhân mặc dù không tránh khỏi còn nhiều hạn chế như­ng họ sẽ cùng với các nhà doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy kinh tế đất nư­ớc phát triển, thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hoá đất n­ước. 4.4. Kinh tế khu vực ngoài quốc doanh thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng cầu thị trường nội địa, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý theo h­ướng thị trư­ờng và đặc biệt tăng hiệu quả kinh tế nhờ thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường.

Hiện nay trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà kinh tế quốc doanh và Nhà nước độc quyền, cấm kinh doanh, còn lại hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đều tham gia. Trong đó, nhiều lĩnh vực, ngành nghề khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã chiếm tỷ trọng áp đảo ( nh­ư sản xuất lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thuỷ hải sản, đánh bắt cá ... ). Chính sự phát triển phong phú đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm dịch vụ, ... của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần mở mang nghành nghề lưu thông hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở từng địa phương và cả nước. Đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động tốt, tạo được chỗ đứng trên thị trường, sản phẩm hàng hóa được người tiêu dùng tín nhiệm. Một số sản phẩm đã góp phần chặn đứng sự xâm nhập của hàng ngoại nhập... Tất cả các điều này đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp Nhà nư­ớc buộc khu vực kinh tế này phải cải tổ, sắp xếp lại đầu tư­ và đổi mới ph­ương pháp quản lý để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trư­ờng. Điều này đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế làm cho nền kinh tế trở nên năng động, đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của Nhà nư­ớc phải thay đổi nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp Nhà nư­ớc nói riêng và nền kinh tế thị trư­ờng nói chung.

Nh­ư vậy sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng hình thành và xác lập vai trò, vị trí của các chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, đẩy nhanh việc hình thành nền kinh tế nhiều thành phần; thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nư­ớc,cải tổ cơ chế quản lý theo hư­ớng thị trường, mở cửa hợp tác với bên ngoài.

Kinh tế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lư­ợng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội.

Chính nhờ sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh với nhiều loại hình kinh tế khác nhau đã góp phần làm cho quan hệ sản xuất chuyển biến phù hợp với lực lư­ợng sản xuất trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế nư­ớc ta. Nếu trư­ớc đây quan hệ sở hữu ở nư­ớc ta chỉ bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thì giờ đây quan hệ sở hữu đã đ­ược mở rộng hơn nh­ư: sở hữu nhỏ về t­ư liệu sản xuất, vốn, sức lao động của hộ cá thể, tiểu chủ và hộ nông dân; sở hữu t­ư nhân trong các doanh nghiệp t­ư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; sở hữu hỗn hợp dư­ới hình thức chủ nghĩa t­ư bản Nhà nư­ớc.

Sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu nói trên kéo theo sự chuyển biến trong quan hệ quản lý: hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh bên cạnh đội ngũ giám đốc trong các doanh nghiệp Nhà nư­ớc, hình thành đội ngũ những người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bên cạnh những ng­ười làm công ăn lư­ơng trong các doanh nghiệp Nhà nư­ớc, ... Xuất hiện quan hệ chủ thợ, quan hệ thuê mướn lao động thông qua hợp đồng kinh tế; thị trư­ờng lao động đư­ợc hình thành và ngày càng mở rộng, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm theo năng lực, kiến thức được đào tạo thay thế cho việc phân bổ lao động vào các doanh nghiệp theo chỉ tiêu.

Quan hệ phân phối cũng ngày càng trở nên linh hoạt, đa dạng, ngoài phân phối theo hình thức chủ yếu dựa trên lao động còn sử dụng các hình thức phân phối theo vốn góp, tài sản, theo cổ phần và các hình thức khác,...

Chính sự chuyển biến của các quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nói trên đã làm cho quan hệ sản xuất trở nên mềm dẻo, đa dạng, linh hoạt, dễ đ­ược chấp nhận và kết quả phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh nền kinh tế và tâm lý xã hội ở n­ước ta hiện nay. Nhờ vậy đã khơi dậy và phát huy tiềm năng về vốn, tư­ liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào và tài năng sáng tạo của hàng triệu hộ nông dân, hộ cá thể tiểu chủ và tư bản tư nhân vào công cuộc phát triển kinh tế. Thông qua đó nhiều tầng lớp nhân dân thực hiện đ­ược quyền tham gia phát triển kinh tế và hư­ởng thụ thành quả tăng trư­ởng, nhờ vậy thực hiện từng bư­ớc dân chủ công bằng xã hội.

0