24/05/2018, 23:46

Vai trò của chất lượng sản phẩm với khả năng cạnh tranh và xu thế hội nhập vào AFTA

Một đặc trưng cơ bản dễ nhận biết nhất và cũng là một ưu điểm lớn nhất của cơ chế thị trường đó chính là tính cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh hoàn hảo. Về cạnh tranh, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh thể hiện các quan điểm ...

Một đặc trưng cơ bản dễ nhận biết nhất và cũng là một ưu điểm lớn nhất của cơ chế thị trường đó chính là tính cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh hoàn hảo. Về cạnh tranh, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh thể hiện các quan điểm khác nhau và các mức độ khác nhau của tính chất quyết liệt trong cạnh tranh. Theo từ điển giải thích về kinh tế thị trường xuất bản lần thứ 2 tại Nga năm 1993 đã định nghĩa:” cạnh tranh là sự ganh đua, thi đua trên thị trường giữa các doanh nghiệp có cùng một mục đích là đảm bảo những khả năng tốt nhất về tiêu thụ sản phẩm của mình nhằm thoả mãn những yêu cầu đa dạng của người mua. Trên thị trường thế giới luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất hàng hoá để tham gia thành công vào thị trường nước ngoài, cần phải nâng cao đáng kể sức cạnh tranh của hàng hoá được sản xuất trong nước. Khi nhập khẩu nếu vận dụng tốt quy luật cạnh tranh đối với các nhà cung cấp nước ngoài thì sẽ có khả năng thu được những lợi ích đáng kể trong giao dịch mua hàng “.

Theo từ điển thương mại Anh- Pháp Việt do nhà xuất bản khoa học kỹ thuật xuất bản năm 1995 tại Hà Nội thì vấn đề cạnh tranh lại được nói đến một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn:” Cạnh tranh là tình trạng giành giật nhau về khách hàng và thị trường ”.

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nói chung cạnh tranh có thể hiểu là sự đấu tranh của hai hay nhiều bên cùng tham gia vào một hoạt động với cùng một mục đích. Mục đích áy có thể là quyền hành, là vị thế có lợi cho mình trên các phương diện. Trong kinh tế thị trường đó là sự dành giật về thị phần, quyền kiểm soát mua hoặc bán các loại sản phẩm. Là một phạm trù phức tạp cạnh tranh có liên quan đến nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một hiện tượng tất yếu xẩy ra đặc biệt là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Trong thời đại ngày nay, kinh tế thị trường hiện đại đang len lỏi vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống sản xuất xã hội. Với đất nước ta, đặc biệt là từ sau chính sách đổi mới và mở cửa hợp tác của đại hội VI (1986). Kinh tế thị trường với đặc trưng cơ bản là sự cạnh tranh đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc Công Nghiệp Hoá và Hiện Đại Hoá đất nước đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và một cơ chế thị trường mang tính chất quốc tế cao luôn mở ra các cơ hội và đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp. Để chiến thắng trong cạnh tranh, để tồn tại và phát triển các Doanh nghiệp phải luôn tạo ra cho mình một khả năng cạnh tranh đối với mỗi sản phẩm hàng hoá. khả năng cạnh tranh hay sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ bao gồm các yếu tố: Mức chất lượng, giá cả, điều kiện cung cấp, hình thức thanh toán, phương thức vận chuyển và giao nhận môi trường canh tranh, vị thế so sánh vv. . Trong đó hai yếu tố mức chất lượng và giá cả là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Hai yếu tố này luôn gắn liền với các thuộc tính vốn có của bản thân mỗi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Để nâng cao khả năng cạnh tranh đối với mỗi loại sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có thể sử dụng một loạt các biện pháp tác động đồng thời vào các yếu tố trên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hai yếu tố mức chất lượng và giá cả vẫn được ưu tiên hàng đầu và coi như là một nền tảng quyết định tới toàn bộ quá trình.

Ngày nay, trước tác động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật sự thay đổi nhanh trong nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Cạnh tranh về giá trên thị trường đang có xu hướng chuyển dần sang cạnh tranh phi giá đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng. Vai trò quyết định của chất lượng còn được thể hiện ở tác động to lớn của nó tới khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những số liệu thống kê cho thấy rằng những công ty có vị thế cao hơn về chất lượng có thể thiết lập một mức giá bán cao hơn đến 8% so với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác mà họ vẫn bán chạy hàng hơn. Ngoài ra, mức thu hồi vốn đầu tư giữa hai loại công ty này cùng có một mức chênh lệch khá lớn đó là 20% và30%. như vậy, vấn đề chất lượng ngày nay không chỉ còn là một vấn đề kỹ thuật thuần tuý nữa mà đã chở thành một vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu trong sản xuất – kinh doanh của các DN, tổ chức. Nó là yếu tố quyết định và cơ bản làm nên sức cạnh tranh của các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà DN hay tổ chức đang tham gia cung ứng, trên thị trường.

Khi nền kinh tế nước ta thực sự tham gia vào AFTA cùng với các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp Việt Nam và cả nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng trước một thách thức lớn lao đó chính là vấn đề chất lượng sản phẩm và vấn đề cạnh tranh, sức cạnh tranh của các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ do ta sản xuất và cung cấp. So với các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cả nền kinh tế nước ta còn bị hạn chế bởi trình độ phát triển, trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật và khả năng về vốn cũng như trình độ quản lý vv…Và do vậy chất lượng sản phẩm của các Doanh nghiệp nước ta cũng như khả năng cạnh tranh còn yếu so với các đối thủ trong khu vực. Trong một thị trường chung rộng lớn được quốc tế hoá cao. Vấn đề chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên vô cùng quan trọng bởi tính chất cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh quốc tế đang có nhiều thay đổi và các thay đổi này lại đang hướng theo chiều hướng cạnh tranh bằng chất lượng. Theo hướng ấy, để có thể tồn tại và phát triển không những trên thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế. Các Doanh nghiệp Việt Nam cần phải hướng các nỗ lực của mình vào các vấn đề cải tiến và nâng cao chất lượng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. không chỉ khách hàng trong nước mà còn có cả khách hàng trong khu vực và quốc tế.

0