24/05/2018, 23:46

Mạng Internet với các doanh nghiệp

Là một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như đăng nhập từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin. ...

Là một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như đăng nhập từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin.

Internet là một phương pháp nối các mạng máy tính hiện hành, phát triển một cách rộng rãi tầm hoạt động của từng hệ thống thành viên.

Theo số liệu thống kê của trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam

Bộ Bưu Chính Viễn Thông ta có số liệu như bảng sau: (Bảng 1)

Tình hình phát triển Internet trên thế giới và trong khu vực tính đến tháng 6 năm 2003

       
Quốc Gia Dân số Số người sử dụng Internet
Phần trăm
%
Singapore 4,225,000 2,300,000 54.44%
Malaysia 24,000,000  8,000,000 33.33%
Brunei 362,000 35,000 9.67%
Thailand 63,300,000 6,000,000 9.48%
Philippines 81,500,000 3,000,000 3.68%
Vietnam 81,000,000 1,903,160 2.35%
Indonesia 231,340,000 5,500,000 2.38%
Lao 5,921,000 15,000 0.25%
Cambodia 13,124,000 30,000 0.23%
Myanmar 51,000,000 12,000 0.02%
ASEAN 555,772,000 26,795,160 4.82%
Qu ốc Gia Khác
China 1,287,000,000 68,000,000 5.28%
Brazil 176,509,000 14,323,000 8.11%
France 60,180,000 18,000,000 29.91%
Australia 19,930,000 10,965,000 55.02%
UK 64,500,200 34,300,000 53.18%
Japan 127,300,000 57,564,000 45.22%
Netherlands 16,150,000 10,351,000 64.09%
South Korea 48,400,000 26,270,000 54.28%
Switzerland 7,785,000 4,265,000 54.78%
Sweden 8,878,000 6,600,000 74.34%
US 292,300,000 177,550,000 60.74%
Hong Kong 7,390,000 4,571,000 61.85%
Các Châu lục và thế giới
Châu Úc 31,500,000 10,500,400 33.33%
Châu Mỹ 847,980,000 205,658,500 24.25%
Châu Âu 729,950,000 166,386,500 22.79%
Châu Á 3,808,790,000 201,079,000 5.28%
Châu Phi 897,600,000 7,950,000 0.89%
Thế Giới 6,315,820,000 591,574,400 9.37%

Từ bảng trên chúng ta thấy rõ rằng Internet càng được nhiều người quan tâm, sử dụng và khai thác. Rõ ràng đây là một xu hướng không tránh khỏi đối với bất cứ một quốc gia nào, do đó việc tìm hiểu, nâng cao kiến thức và khai thác Internet có hiệu quả chính là ở mỗi người, mỗi doanh nghiệp và của mọi cấp chính quyền.

Để tạo ra cảm giác an toàn khi sử dụng Internet để liên lạc với các nhà cung cấp và các khách hàng, một doanh nghiệp cần phải chắc chắn trong việc nhận dạng đối tác ở phía bên kia của giao dịch và ràng buộc về mặt pháp lý bằng bất kỳ một thoả thuận nào đó bằng điện tử. Người ta vẫn đang thảo luận để tìm kiếm các phương thức bảo mật tốt hơn trên Internet và các chủ đề trong các cuộc thảo luận này là: mã hoá, chữ ký số hoá và chứng chỉ số hoá.

  • Mã hoá: là một công nghệ ghi lại thành mật mã một thông điệp trước khi nó được gửi đi và giải mã khi người ta nhận được nó. Mã hoá dùng để bảo vệ một thông điệp không bị xem và thay đổi trái phép.
  • Chữ ký số hoá: là một dạng của chữ ký điện tử, sử dụng kĩ thuật mật mã để kiểm tra người gửi thông điệp có đúng là người gửi thật không và có nội dung chưa bị thay đổi từ khi bức thông điệp được gửi đi. Hoa Kỳ là nước đầu tiên công nhận chữ ký điện tử.
  • Chứng chỉ số hoá: là một dạng bảo đảm bằng điện tử xác nhận một thông điệp là xác thực. Điều này cũng như khái niệm về các chứng chỉ bằng giấy như giấy khai sinh, hộ chiếu và bằng lái xe. Giấy chứng chỉ (như bằng lái xe) được một bên thứ ba đáng tin cậy (như nhà nước) chỉ ra bằng những thông tin trong thông điệp (tên, địa chỉ, ...) là đáng tin cậy.

Hiện nay các doanh nghiệp cũng lo lắng về việc Chính Phủ có thể đánh thuế quá mức trên Internet và có thể có những qui định quá mức hoặc kiểm duyệt Internet, hạn chế nội dung hoặc làm phức tạp quá trình. Ví dụ như quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Văn Hoá Thông Tin có thể làm cản trở sự phát triển của Internet và thương mại điện tử. Một số doanh nghiệp khác còn lo ngại khả năng hoạt động và độ tin cậy của Internet. Các doanh nghiệp đã từng sử dụng các giao dịch EDI trên các mạng riêng giá trị gia tăng đã biết rằng các thông tin quan trọng sẽ được chuyển tới đích của nó theo lịch, không bị xâm phạm trái phép mà nhà cung cấp dịch vụ mạng phải chịu trách nhiệm về việc này. Nhưng Internet thì không có sự bảo đảm đó bởi Internet là một mạng công cộng của các mạng và các nhà cung cấp kết nối với nhau, không có một chủ thể nào đảm bảo cho việc một thông điệp được chuyển từ một điểm này tới một điểm khác mà không bị xâm phạm trái phép. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã từng bị lộ các thông tin về thẻ tín dụng, bị kẻ xấu mua hàng hoá, dịch vụ trên mạng Internet mà tiền lại là của mình.....

0