23/02/2018, 09:09

Tuyển chọn 5 đề kiểm tra chương 1 hình học 8 hay nhất năm 2016 – 2017

Dưới đây là 5 đề kiểm tra chương 1 hình học 8 hay nhất năm 2016 – 2017 đề gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Đề kiểm tra chương 1 Hình học: 8 Thời gian làm bài 45 phút Đề số 1 Phần I. TRẮC NGHIỆM (3đ): Chọn phương án đúng trong các câu sau ( Mỗi câu 0,5 điểm ) 1 ...

Dưới đây là 5 đề kiểm tra chương 1 hình học 8 hay nhất năm 2016 – 2017 đề gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận.

Đề kiểm tra chương 1

Hình học: 8

Thời gian làm bài 45 phút

Đề số 1

Phần I. TRẮC NGHIỆM (3đ): Chọn phương án đúng  trong các câu sau ( Mỗi câu 0,5 điểm )

1: Tứ giác có bốn góc bằng nhau, thì số đo mỗi góc là:

A. 900      B.  3600

C.1800     
D.600

2: Cho hình 1. Độ dài của EF là:

2016-11-14_181102

  1. 22.
    B.22,5.               
    C.11.                            
    D.10.

3: Hình nào sau đây vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng ?

A. Hình bình hành    
B.Hình thoi

C.Hình thang vuông  
D.Hình thang cân

4: Trong các tứ giác sau, tứ giác nào là hình có 4 trục đối xứng?

A.  Hình chữ nhật        
B.Hình thoi

C.Hình vuông        
D.Hình bình hành

5: Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng:

A. Cạnh góc vuông       B.  Cạnh huyền

C.Đường cao ứng cạnh huyền  
D.Nửa cạnh huyền

6: Hình vuông có cạnh bằng 1dm thì đường chéo bằng:

A. 1 dm  
B.1,5 dm

C.√2dm  
D.2 dm

Phần II. TỰ LUẬN (7đ):

7: Cho tam giác ABC cân tại A, trung tuyến AM , I là trung điểm AC, K là trung điểm AB,E là trung điểm AM. Gọi N là điểm đối xứng của M qua I

a) Chứng minh tứ giác AKMI là hình thoi.

b) Tứ giác AMCN, MKIClà hình gì? Vì sao?.

c) Chứng minh E là trung điểm BN

d) Tìm điều kiện của ABC để tứ giác AMCN là hình vuông .


Đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

1: (3điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước kết quả đúng.

1) Trong các hình sau, hình không có tâm đối xứng là:

A) Hình vuông B) Hình thang cân C) Hình bình hành D) Hình thoi

2) Hình vuông có cạnh bằng  2  thì đường chéo hình vuông đó là:

A) 4 B) √8 C) 8 D) √2

3) Một hình thang có đáy lớn dài 6cm, đáy nhỏ dài 4cm. Độ dài đường trung bình của hình thang đó là:

A) 10cm B) 5cm C) √10cm D) √5 cm

4) Một hình thang có một cặp góc đối là: 1250 và 650. Cặp góc đối còn lại của hình thang đó là:

A) 1050 ; 450 B) 1050 ; 650 C) 1150 ; 550 D) 1150 ; 650

5) Trong các hình sau, hình không có trục đối xứng là:

A) Hình vuông B) Hình thang cân C) Hình bình hành D) Hình thoi

6) Một hình chữ nhật có độ dài đáy lớn là 5cm. Độ dài đường trung bình nối trung điểm hai đáy nhỏ của hình chữ nhật đó là:

A) 10cm B) 5cm C) √10 cm D) √5 cm

II. TỰ LUẬN: (7điểm)

Bài 1: (2,5điểm) Hai đường chéo của hình thoi bằng 7,2 cm và 9,6 cm. Tính chu vi của hình thoi.

Bài 2: (4,5điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi D là trung điểm của B
C.Từ D kẻ DM vuông góc với AB(M thuộc AB), DN vuông góc với AC (N thuộc AC). Trên tia DN lấy điểm E sao cho N là trung điểm của DE.

a)Tứ giác AMDN là hình gì? Vì sao?

b) Chứng minh: N là trung điểm AC.

c) Tứ giác ADCE là hình gì ? Vì sao?

d) Tam giác ABC cần có thêm điều kiện gì để tứ giác ABCE là hình thang cân.


Đề số 3

A.TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1: (1điểm). Điền dấu  “X” vào ô trống thích hợp

Câu Nội dung Đúng sai
a Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân
b Hình thang có 1 góc vuông là hình chữ nhật
c Tam giác cân là hình có trục đối xứng
d Tứ giác có hai đường chéo vuông góc là hình thoi

Câu 2: (3 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước kết quả đúng.

1/  Đường chéo của một hình vuông bằng  2 dm. Cạnh của hình vuông đó bằng:

A . 1dm                          B . 3/2dm                       C . √2 dm                         D . 4/3dm

2/ Hình vuông có cạnh bằng  2  thì đường chéo hình vuông đó là:

A . 4                               B .  √8                    C . 8                               D . √2

3/ Một hình thang cân có một cặp góc đối là: 1050 và 650. Cặp góc đối còn lại của hình thang đó là:

A . 750 ; 1050                           B . 1250 ; 750                           C . 1150 ; 750                           D . 1150 ; 650

4/ Trong các hình sau, hình không có tâm đối xứng là:

A . Hình vuông              B . Hình thoi                  C . Hình bình hành                  D . Hình thang cân

5/ Một tam giác đều có độ dài cạnh bằng 12,5 cm. Độ dài đường trung bình của tam giác đó là:

A . 37,5cm                     B . 6,3cm                       C . 6,25cm                     D . 12,5cm

6/ Một hình thang có đáy lớn dài 6cm, đáy nhỏ dài 4cm. Độ dài đường trung bình của hình thang đó là:

A . 10cm                        B . 5cm                          C . √10cm                        D . √5cm


B.TỰ LUẬN
: (6điểm)

Bài 1: (3điểm) Cho hình bình hành ABCD có AD = 2AB, góc A = 600 . Gọi E , F lần lượt là các trung điểm của BC và AD

a) Chứng minh AE ⊥ BF

b) Chứng minh tứ giác BFDC là hình thang cân

c) Lấy M đối xứng của A qua B .Chứng minh tứ giác BMCD là hình chữ nhật ,suy ra M,E,D thẳng hàng.

Bài 2: (3điểm)

Cho tam giác ABC có AB = 6cm , AC = 8cm , BC = 10cm.

Gọi AM là trung tuyến của tam giác.

a/ Tính độ dài AM.

b/ Kẻ MD ⊥ AB , ME ⊥  AC . Tứ giác ADME có dạng đặc biệt nào?

c/ Tứ giác DECB có dạng đặc biệt nào?


Đề số 4

I/. Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn câu đúng

1/. Cho hình thang ABCD có AB, CD là hai đáy; I và K là trung điểm AD và BC; IK được gọi là gì của hình thang ABCD?

A). IK là đường trung bình                                   B). IK là đường trung tuyến

C). IK là đường trung trực                                    D). IK là đường cao.

2/. Hình vuông có mấy trục đối xứng

A). 1 trục              B). 3 trục              C). 4 trục              D). 2 trục

3/. Cho hình chữ nhật ABCD, có AC = 5cm. Độ dài của đoạn thẳng BD là:

A). 7cm                B). 5cm                C). 3cm                D). 25cm

4/. Cho hình thoi ABC
D.Nếu AC = BD thì tứ giác ABCD là hình gì?

A). Hình chữ nhật                                                B). Hình bình hành

C). Hình vuông                                                    D). Cả đáp án A và C.

5/. Cho hình thang ABCD, có AB và CD là hai đáy. Nếu AB = 3cm, CD = 7cm. Đường trung bình của hình thang ABCD có độ dài là:

A). 2cm                B). 10cm              C). 4cm                D). 5cm

6/. Cho hình bình hành ABCD, có góc A = 900. Tứ giác ABCD là hình gì

A). Hình vuông         B). Hình thoi             C). Hình thang cân                    D). Hình chữ nhật

II/. Tự luận: (7đ)

7/. Cho hình thang ABCD ( AB // CD), E là trung điểm của A
D.F là trung điểm của A
C.Đường thẳng EF cắt BD tại P, cắt BC tại Q

a) Chứng minh rằng PB = PD, QB = QC.

b) Cho AB = 6 cm, EF = 5 cm. Tính độ dài CD, EQ.

8/. Cho tam giác ABC ( Â = 900 ), AM là trung tuyến. Biết AB = 6cm, AC = 8cm.

a). Tính độ dài cạnh BC và AM.

b). Từ M kẻ MD vuông góc với A
B.Tứ giác ADMC là hình gì? Vì sao?

c). Trên tia đối của tia DM, lấy điểm E sao cho DM = DE. Chứng minh tứ giác AEBM là hình thoi.

d). Tứ giác AEMC là hình gì? Vì sao?

e). Gọi F là điểm đối xứng với M qua A
C.Chứng tỏ rằng F đối xứng với E qua điểm A


Đề số 5

I.Trắc nghiệm: (4 điểm)

1: Tổng các góc của một tứ giác bằng:

A. 900                                    
B.1800                 
C.2700             
D.3600

2: Góc kề cạnh bên của hình thang có số đo 700, góc kề còn lại của cạnh bên đó là:

A. 700                         B.  1400                   
C.1100            
D.1800

3: Tam giác ABC vuông tại A, cạnh huyền BC = 24cm. Trung tuyến AM

(M BC) bằng giá trị nào sau đây :

A. 6cm                        B.  12cm                  C.  24cm         D.  48cm.

4: Hình thoi có hai đường chéo bằng 12cm và 16cm. Cạnh hình thoi là giá trị nào trong các giá trị sau:

A. 6cm       
B.8cm           
C.10cm           
D.12cm.

5: Độ dài đáy lớn của một hình thang bằng 16 cm, đáy nhỏ 14 cm. Độ dài đường trung bình của hình thang đó là:

A. 14 cm,     
B.15 cm                  
C.16 cm           
D.20 cm

6: Hình bình hành có một góc vuông là:

A. hình chữ nhật
B.hình thang 
C.hình vuông        
D.hình thoi

7: Tứ giác nào sau đây vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi ?

A. Hình bình hành
B.Hình vuông            
C.Hình thang        
D.Hình tam giác

8: Hình chữ nhật có độ dài các cạnh là 3 cm và 4 cm thì độ dài đường chéo của hình chữ nhật đó là:

A. 5cm                         B.10cm             
C.7cm                         
D.14cm

II. Tự luận: (6 điểm)

Bài 1: (2 điểm)  Cho tam giác nhọn ABC, gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC.

a) Tứ giác BMNC là hình gì? Vì sao?

b) Cho biết BC = 8cm. Tính MN?

Bài 2: (4 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A, AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC (MBC). Biết  AB = 6 cm, AC = 8 cm .

a) Tính BC, AM ?

b) Từ M, kẻ MD ⊥ AB, ME ⊥ Tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?

c) Tam giác ABC phải có thêm điều kiện gì thì  tứ giác ADME là hình vuông?

0