05/08/2018, 00:04

Tùy bút: Cử nhân Juventus

(iini.net) Năm đầu tiên tôi thi đại học, trượt. Gia đình giao hẹn cố học thi thêm 1 năm nữa, nếu không thì đi xuất khẩu lao động. Năm tiếp theo, tôi nhận kết quả thi vào tháng 8, đỗ. Nếu không, tôi sẽ đi đảo Síp làm bartender. Lúc ấy tôi chẳng biết đảo Síp ở đâu cả, nghe nói nó là một quốc đảo độc ...

(iini.net) Năm đầu tiên tôi thi đại học, trượt. Gia đình giao hẹn cố học thi thêm 1 năm nữa, nếu không thì đi xuất khẩu lao động. Năm tiếp theo, tôi nhận kết quả thi vào tháng 8, đỗ. Nếu không, tôi sẽ đi đảo Síp làm bartender. Lúc ấy tôi chẳng biết đảo Síp ở đâu cả, nghe nói nó là một quốc đảo độc lập ở Địa Trung Hải. Đó là câu chuyện mười mấy năm trước, khi mà việc đỗ hay trượt đại học thực sự là bước ngoặt của hàng triệu thanh niên ở ngưỡng cửa vào đời.

Bây giờ ngồi nhớ lại, tôi vẫn rùng mình với 2 năm trải qua 2 kỳ thi đại học ấy. Những lò luyện thi nóng như thiêu đốt luôn chật cứng người (không phải tự nhiên người ta gọi là “lò”), những đống tài liệu sách vở cao hàng mét (ai rỉ tai tài liệu này hay thì phải mua ngay), những ngày thi oi bức căng thẳng từ trong phòng thi ra tới từng con đường ken đặc những phụ huynh và thí sinh tay xách nách mang. “Phải đỗ đại học” – đó không chỉ là một mục tiêu, đó đã gần như 1 mệnh lệnh duy nhất, 1 mơ ước duy nhất, 1 lối đi duy nhất.
Tùy bút: Cử nhân Juventus
Mười mấy năm sau ra trường, tôi gặp lại các bạn cũ. Có những người sau khi ra trường rẽ ngoặt theo nghề khác ngành học. Và có cả những người không hề sử dụng đến bằng đại học một ngày nào, bạn làm kinh doanh. Đơn giản bởi vì bạn chưa bao giờ thích ngành báo chí, bạn chỉ thích kinh doanh và rất có năng lực trong lĩnh vực ấy. Bạn PHẢI vào đại học, vì gia đình yêu cầu. Vậy đấy, 4 năm đại học, với nhiều người chỉ là trách nhiệm, còn với nhiều người lại là ước mơ. Nếu bạn tôi có thể đổi chỗ ngồi trên giảng đường ấy cho 1 thanh niên khác, có thể cả 2 đều đã sớm có những thành công theo đúng nguyện vọng của mình.
LIÊN KẾT ĐƯỢC TÀI TRỢ




Hôm qua, tôi đọc một mẩu tin về một cử nhân báo chí ở Đà Nẵng bị bắt vì cướp giật. Thanh niên ấy thậm chí đã kinh qua 2 tờ báo tỉnh, nhưng không trụ lại được. Không phải ai cũng có khả năng báo chí, và nếu xem báo chí là một nghề, thì đó không phải là nghề nhàn hạ.

Người-suýt-nữa-là-nhà-báo ấy sau đó xin làm chạy bàn ở quán cà phê, rồi phụ hồ, và cuối cùng là bật ra vỉa hè với Năm Nghìn Đồng trong túi. Sau 1 ly cà phê cóc, anh ta đói đến mức rủn cả chân. Đúng lúc ấy, 1 cậu bé học sinh tan trường tung tăng gọi điện với chiếc Iphone. Và chúng ta có một vụ cướp giật. Lơ ngơ đến mức không biết tháo sim cái Iphone bằng cách nào, tay cướp amateur mang cái điện thoại ra hàng cầm đồ, để rồi bị chủ tiệm nhìn thấy số lạ gọi tới, sinh nghi, bắt gọn.

Lên đồn, cử-nhân-báo-chí-đi-cướp-giật tâm sự với nhà báo rằng: “Nếu em không bị “nó” cồn cào suốt từ qua đến nay, thì có lẽ em vẫn là người lương thiện”. NÓ ở đây, là cái đói. Một thanh niên đói. Một cử nhân tốt nghiệp loại khá đói. Một cựu phóng viên đói.
Người lẽ ra là đồng nghiệp của anh ta, chẳng bỏ lỡ cơ hội, có ngay một cái tít đảm bảo ăn khách: “Đắng lòng khi cựu “sinh viên Báo chí” đi cướp tài sản”. Tôi không hiểu vì sao chữ “sinh viên Báo chí” phải nằm trong ngoặc kép, mỉa mai đến vậy.

Cử nhân thì sao chứ? Cử nhân báo chí thì sao? Anh ta đói, anh ta không lười lao động, nhưng vì nhiều lẽ, hôm ấy anh ta đói. Không thể biện minh cho hành vi cướp giật, nhất lại cướp của một đứa trẻ. Nhưng thưa quý vị, lần gần nhất quý vị hiểu cảm giác cái đói giày vò 1 ngày đêm là bao giờ? (ở đây xin không nói đến những vị nhịn ăn để giảm cân vì béo phì).

Tôi đọc mẩu tin đó, cứ nghĩ, nếu ngày ấy cậu ta không thi vào đại học, mà ở nhà làm ruộng, hoặc học lấy một cái nghề nào đó, thì liệu có đến đẫn đi ăn cướp kiếm cơm như hôm nay không?

Năm 2015, thống kê trên cả nước có 178.000 (Một Trăm Bảy Mươi Tám Nghìn, hay là gần Một Vạn Tám) tấm bằng đỏ, cũng là ngần ấy cái mũ cử nhân bay lên trời, nhân với 4 đến 5 năm cho mỗi người, nhân với bao nhiêu cơm gạo mồ hôi và hy vọng của gia đình, nhân với – có lẽ là – gấp 5 lần con số ấy, sự thèm muốn của những người thi trượt.

Thế và, kỳ thi lại sắp đến rồi.
Phạm Gia Hiền
0