Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (dàn ý và bài làm tham khảo)
Đề bài: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (dàn ý và bài làm tham khảo) Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ Từ ấy sáng tác vào tháng 7-1938 khi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng.Bài thơ nằm trong phần ‘Máu lửa’ của tập thơ Từ ...
Đề bài: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (dàn ý và bài làm tham khảo)
Giới thiệu tác phẩm:
Bài thơ Từ ấy sáng tác vào tháng 7-1938 khi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng.Bài thơ nằm trong phần ‘Máu lửa’ của tập thơ Từ ấy’(Tập thơ gồm 3 phần:Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng). Bài thơ ngợi ca cách mạng,bộc lộ niềm vui vẻ,say mê khi đón nhận lí tưởng Đảng của Tố Hữu. Đồng thời thể hiện tâm nguyện của nhà thơ khi giác ngộ Cách Mạng.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả:
Vd:T.Hữu được coi là “nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”…
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác,xuất xứ bài thơ:
Stác T7-1938 khi T.Hữu được kết nạp vào Đảng,nằm trong phần ‘Máu lửa; của tập thơ Từ ấy.
– Khái quát nội dung chính của bài thơ:
- Ngợi ca cách mạng
- Niềm vui sướng khi gặp lí tưởng C.M
- Chuyển biến về mặt nhận thức,Tình cảm,…
2. Thân bài: Phân tích bài thơ
1.a: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng cách mạng (Khổ 1)
– Hai câu đầu:
+ Thời gian: Từ ấy – Thời điểm mang tính lịch sử, trọng đại trong cuộc đời nhà thơ,sự kiện thay đổi một con người.
+ Hình ảnh: Mặt trời chân lí (Hình ảnh ẩn dụ)- Ngợi ca lí tưởng CM, cội nguồn của sự sống,nguồn a/sáng bất diệt,kim chỉ nan soi đường cho dân tộc.
+ Từ ngữ:
Bừng: Đột ngột,bất ngờ
Chói: Tia sáng rực,nguồn a/sáng mạnh.
=> Sức mạnh và sự lan tỏa của á/sáng cách mạng
-Hai câu tiếp:
+ Hồn tôi- Vườn hoa lá :Đậm hương,rộn tiếng chim (So sánh đồng nhất)
=> Niềm vui sướng khi gặp lí tưởng C.M
1.b: Biểu hiện sự chuyển biến về nhận thức (Khổ 2)
+ “Buộc lòng” : Tự nguyện gắn bó cuộc đời cá nhân với cuộc sống nhân dân.
+ “Tình-” _Trang trải
+ Các từ chỉ cảm xúc như "Lòng tôi ","tình ","hồn tôi"
+ Các từ thể hiện tập thể "mọi người ","trăm nơi","bao hồn khổ"
=> Thể hiện sự gắn bó đồng cảm sâu sắc giữa cái tôi cá nhân với cái chung, tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động.
1.c: Chuyển biến về mặt tình cảm (Khổ 3)
+ Các từ biểu thị mqh:Tôi- Con,em,anh
+ Các đối tượng biểu thị mqh: Vạn nhà,vạn kiếp,vạn đầu em nhỏ,..
-> Biện pháp nghệ thuật:Liệt kê
=> Sự chuyển biến tâm trạng sâu sắc của tác giả khi bắt gặp lí tưởng CM.
2.Tổng kết
2.a: Nội Dung
Ngợi ca cách mạng
Thể hiện niềm vui sướng khi gặp lí tưởng Cm
Sự chuyển biến về mặt nhận thức và tình cảm của nhà thơ
2.b: Nghệ thuật
Sử dụng biện pháp tu từ: Nhân hóa,liệt kê,ẩn dụ,..
Sử dụng hình ảnh tươi sáng:Vườn hoa,chim,..
Ngôn ngữ giàu nhạc điệu
Thể thơ thất ngôn
3. Kết bài: Cảm nghĩ về bài thơ
Phân tích bài thơ Từ ấy
Bài làm tham khảo
Xuân Diệu từng nhận xét: “Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính vì nó nói với trái tim,chính bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống thật sự”.Kể từ khi bước chân vào làng thơ Việt Nam,Tố Hữu đã chiến được một vị trí quan trọng trong lòng độc giả bởi giọng thơ tình cảm,lạc quan,bằng những tâm tư,tình cảm da diết của người chiến sĩ cách mạng.Một trong những tác phẩm làm lên tên tuổi của nhà thơ phải kể đến ‘Từ ấy’ được trích từ tập thơ cùng tên sáng tác năm 1938.Bài thơ là tiếng nói ngợi ca cách mạng,niềm vui sướng và sự chuyển biến tích cực của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
…
Không áo cơm cù bất cù bơ.”
Từ ấy là thời điểm mang tính trọng đại, mang tính lịch sử,sự kiện làm thay đổi một con người,đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự chuyển biến về mặt nhận thức cững như tình cảm của người chiến sĩ cách mạng.Tố Hữu đã mở đầu bài thơ của mình bằng những câu thơ vui vẻ,tràn ngập niềm vui sướng khi bắt gặp được “ánh sáng cách mạng”:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.”
“Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ”(Xuân Diệu). Để thể hiện sức mạnh của cách mạng nhà thơ đã sử dụng các từ ngữ như “bừng”, “chói”- các động từ mạnh thể hiện sự lan tỏa,sức mạnh của ánh sáng cách mạng.Hình ảnh ‘mặt trời chân lí’ là một hình ảnh ẩn dụ.Trước cảnh nước mất nhà tan,trước những năm tháng sống trong cảnh nô lệ,người chiến sĩ cách mạng bỗng bắt gặp “chân lí” riêng của cuộc đời mình – đó chính là ánh sáng cách mạng.Một tâm hồn héo úa như thể được “tưới” trở lại bởi nguồn ánh sáng vô cùng mạnh mẽ ấy.Nguồn sáng ấy bỗng chốc vụt lên làm sáng tỏ những tư tưởng tồn tại trước đó.Nguồn ánh sáng ấy mạnh đến nỗi nó len lỏi vào sâu thẳm trong tâm hồn của người thi sĩ,người chiến sĩ cách mạng để rồi tâm hồn người chiến sĩ bỗng chốc biến thành một khu vườn rộn rã tiếng chim:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và ríu rít tiếng chim.”
Ánh sáng mặt trời đã đem đến cho thiên nhiên một sức sống kì diệu,khiến tất cả dậy sắc,lên hương với những âm thanh rộn rã.Bút pháp trữ tình lãng mãn kết hợp với những hình ảnh so sánh độc đáo đã đề cao chân lí cách mạng,thể hiện một cách chân thực nhất những xúc cảm của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.
Bên cạnh cái tôi cá nhân, Tố Hữu cũng đề cập đến cái ta mang tính tập thể.Chính vì lẽ sống,lí tưởng sống hết đời,hết mình vì cách mạng,ông nguyện gắn cuộc dời mình với cuộc sống của nhân dân lao động.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
Đúng như Chế Lan Viên đã nói: “Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm cho đời mình trở nên hữu ích. Vậy thì ai kia còn phung phí đời mình, làm gì cũng được, sống sao cũng xong, trong khi đọc thơ này hãy bắt đầu thử dừng lại mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó”.Ông đem lẽ sống mà mình bắt gặp được đi khắp nơi và ‘trang trải’ chút ‘tình’ đến mọi người.Ông nhóm lên cho họ niềm tin,sự lạc quan,niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng.Đặc biệt tình yêu của người trí thức tiểu tư sản đã hướng mọi người dân lao động khổ cực đến mục đính đoàn kết làm tăng sức mạnh của khối đời.
Không chỉ có sự thay đổi về mặt nhận thức mà ngay sau khi bắt gặp lí tưởng cách mạng thì Tố Hữu đã có những chuyển biến tích cực về mặt tình cảm:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”.
Điệp từ ‘là’ được lặp lại ba lần như một điệp khúc khẳng định mối quan hệ giữa cá nhân tác giả với các chủ thể,với mọi người trong xã hội.Các từ biểu thị mối quan hệ như con,em,anh thể hiện mức độ tình cảm giữa tác giả với mọi người trong cuộc sống. Tố Hữu không chỉ gần gũi với nhân dân lao động mà như thể ông tự xem mình là thành viên trong gia đình ấy. Trong cái xã hội lúc bấy giờ,còn có những người phải sống trong cảnh ‘kiếp phôi pha’, ‘cù bất cù bơ’, họ ở tận cùng,ở dưới đáy của xã hội thế nhưng Tố Hữu đã lấy chính họ là động lực,là mục tiêu phấn đấu để ông tiếp tục hoạt động.
Bằng các biện pháp tu từ gợi cảm như ẩn dụ,so sánh,điệp từ cùng hàng loạt hình ảnh giàu sức gợi kết hợp với giọng thơ giàu nhịp điệu đã tạo lên sự thành công của bài thơ Từ ấy. Bộc lộ niềm vui vẻ,say mê khi đón nhận lí tưởng Đảng của Tố Hữu. Đồng thời thể hiện tâm nguyện của nhà thơ khi giác ngộ Cách Mạng.
Bài thơ Từ ấy tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu với giọng thơ tươi sáng, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố nghệ thuật. Bài thơ cũng ngầm khẳng định lẽ sống mới mẻ, gắn cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người.Không dừng lại ở đó,trên tất cả nó là bước ngoặt đầu tiên, đánh dấu sự trưởng thành của sự nghiệp thi ca Tố Hữu.
Đỗ Thị Thu Trang
Lớp 11A6 – Trường THPT Nghĩa Dân, Kim Động, Hưng Yên