25/05/2017, 09:26

Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với người bán cá trong truyện ngụ ngôn Treo biển, khuyên ông ta treo lại tấm biển lên – Văn mẫu lớp 6

Đánh giá bài viết Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với người bán cá trong truyện ngụ ngôn Treo biển, khuyên ông ta treo lại tấm biển lên – Văn mẫu lớp 6 Một hôm trong bữa cơm, bố tôi kể một câu chuyện rất buồn cười: một ông mở hàng bán cá, hôm đầu treo tấm biển: “Ở đây có bán cá ...

Đánh giá bài viết Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với người bán cá trong truyện ngụ ngôn Treo biển, khuyên ông ta treo lại tấm biển lên – Văn mẫu lớp 6 Một hôm trong bữa cơm, bố tôi kể một câu chuyện rất buồn cười: một ông mở hàng bán cá, hôm đầu treo tấm biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Chẳng biết nghe người tạ xui thế nào, cứ mỗi hôm ông ta lại tháo bỏ đi một chữ, rốt cuộc đến ...

Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với người bán cá trong truyện ngụ ngôn Treo biển, khuyên ông ta treo lại tấm biển lên – Văn mẫu lớp 6

Một hôm trong bữa cơm, bố tôi kể một câu chuyện rất buồn cười: một ông mở hàng bán cá, hôm đầu treo tấm biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Chẳng biết nghe người tạ xui thế nào, cứ mỗi hôm ông ta lại tháo bỏ đi một chữ, rốt cuộc đến cái biển cũng tháo xuống nốt. Thật là “Đẽo cày giữa đường”.

–    Ông ta còn ở đấy không bố? Tôi hỏi.

–    Còn chứ, vẫn bán cá như mọi ngày, chỉ không treo biển mà thôi.

Vì tò mò, hôm sau tôi quyết định ra phố gặp người bán cá để hỏi về chuyện tấm biển. Đến nơi, thấy ông đang ngồi buồn thiu bên sọt cá, tôi hỏi:

–    Có đông khách không bác?

–     Khổ quá cậu ạ. Từ hôm tháo tấm biển xuống, chẳng có mấy người mua. Thỉnh thoảng gặp được khách quen, hỏi thì họ bảo: “Thấy ông tháo biển đi, tưởng không bán nữa, chúng tôi đã mua ở hàng đằng kia rồi”. Chẳng lẽ lại treo biển lên. Nhưng kể ra mấy tay ấy nói cũng có lí.

–    Họ nói sao hả bác?

–    Tôi treo biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Một tay đi qua bảo: “Nhà này trước nay chỉ bán cá ươn hay sao mà phải bảo là tươi”, nếu tất khách hàng đều nghĩ vậy thì tôi còn buôn bán làm sao, thế nên tôi mới bỏ chữ “tươi” đi chứ.

–   Bác hồ đồ quá. Cá có bao nhiêu loại nhưng đều phải tươi mới ngon, viết thế là phải chứ.

–     Lại có người khách vào mua hàng nhìn lấm biển nói: “Ông bày cá ở đây, chẳng bán ở đây thì bán ở đâu, không nhẽ người ta vào hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là "ở đây". Nghe cũng phải, thế là tôi bèn xóa hai chữ ấy.

Tôi buồn cười bảo:

–    Hai chữ ấy có thừa đâu. Bác không thấy ông hàng rắn thì đề “Ở đây có bán rắn”, ông bán thịt chó đề “A! Đây rồi! Cầy tơ bảy món”, trẻ em thì rao “Báo đây! Báo đây!” à? Hai chữ “ở đây” là để khiến cho người mua phải chú ý. Thế còn ba chữ “có bán cá”, sao bác lại tháo xuống?

–    Một người khác góp ý: “Bác bày cá ra, không để bán thì để chơi hay sao mà phải đề là “có bán”. Hắn nói cũng đúng đấy chứ!

–    Đành rằng thế! Nhưng đó chỉ là cái lí bề ngoài. Nhưng nếu bác bày cá mà không đề “có bán”, người ta biết đâu rằng bác là người bán cá, nhỡ bác thu mua cá thì sao? Có hai chữ ấy thì khách hàng khỏi băn khoăn vẫn hơn chứ!

–     Cậu nói thế cũng có lí lắm. Nhưng tôi hỏi cậu: người khuyên tôi bỏ nốt chữ "cá" đi vì: “chưa đến đầu phố đã thấy tanh nồng mùi cá. Ai chẳng biết nhà ông bán cá mà phải đề biển”. Hắn là hàng xóm của tôi đấy. Cậu giải thích ra sao?

Tôi ngẩn người, ừ nhỉ! Biết giải thích thế nào? Bỗng tôi nhớ, có lần bố tôi bảo: “Thiên hạ nhiều người thích đùa, thấy người ta gần ngã, đã không kéo dậy lại còn đẩy thêm cái nữa cho ngã hẳn. Tuy như như vậy cũng không hẳn là ác ý. Bởi càng ngã đau thì càng nhớ lâu, lần sau càng cẩn thận hơn”. Tôi đem nguyên ý đó nói lại với bác bán cá, luôn thể khuyên bác cứ treo lại tấm biển như cũ. Bác bán cá xem chừng đã nghe ra, gật đầu đồng ý, lại hỏi tôi làm sao mà có thể nói tường tận thế? Tôi chỉ biết mỉm cười.

Bác tặng tôi một con cá thật to để cảm ơn. Nhưng tôi từ chối và đi về nhà.

Hôm sau tôi ra, thấy hàng cá của bác đã treo lại tấm biển thật to và đông khách như xưa.

Bài viết liên quan

0