25/05/2017, 09:26

Em hãy thay lời Chuột Chù mẹ để giải thích cho chú Chuột Chù con bằng cách kể lại câu chuyện Đeo nhạc cho mèo – Văn mẫu lớp 6

Đánh giá bài viết Em hãy thay lời Chuột Chù mẹ để giải thích cho chú Chuột Chù con bằng cách kể lại câu chuyện Đeo nhạc cho mèo – Văn mẫu lớp 6 Chuột Chù con vừa hoảng hốt vừa thoáng vui mừng chạy ào về nhà. Gặp mẹ, chú ta nói không kịp thừ: “Mẹ ạ! Con vừa đi chơi với anh Chuột Nhắt và ...

Đánh giá bài viết Em hãy thay lời Chuột Chù mẹ để giải thích cho chú Chuột Chù con bằng cách kể lại câu chuyện Đeo nhạc cho mèo – Văn mẫu lớp 6 Chuột Chù con vừa hoảng hốt vừa thoáng vui mừng chạy ào về nhà. Gặp mẹ, chú ta nói không kịp thừ: “Mẹ ạ! Con vừa đi chơi với anh Chuột Nhắt và Chuột Cống thì bị bác Mèo đuổi theo. Nhưng lạ lắm cơ mẹ ạ! Bác ta chì rượt theo hai anh kia, còn con, ...

Em hãy thay lời Chuột Chù mẹ để giải thích cho chú Chuột Chù con bằng cách kể lại câu chuyện Đeo nhạc cho mèo – Văn mẫu lớp 6

Chuột Chù con vừa hoảng hốt vừa thoáng vui mừng chạy ào về nhà. Gặp mẹ, chú ta nói không kịp thừ: “Mẹ ạ! Con vừa đi chơi với anh Chuột Nhắt và Chuột Cống thì bị bác Mèo đuổi theo. Nhưng lạ lắm cơ mẹ ạ! Bác ta chì rượt theo hai anh kia, còn con, bác ta hình như không nhìn thấy mà còn có vẻ sợ nữa kia. Vì thế mà con mới chạy thoát đấy. Tại sao vậy mẹ nhỉ". Chuột Chù mẹ đang dở tay đan khăn, nghe con hỏi vậy bèn mỉm cười ngừng tay đan. Chuột Chù mẹ khẽ kể:

"Ngày xưa, bởi mèo cứ ăn thịt họ chuột nhà ta mãi nên chúng ta phải tìm cách tự bảo vệ giống nòi. Cả làng chuột họp nhau lại. Đến dự có tất cả từ các chức sắc trong làng từ ông Chuột Cống đến những bậc cùng đinh như nhà chú Nhắt. Buổi học bắt đầu, mỗi người một ý ầm ĩ cả lên. Ông Cống thấy vậy bèn đập bàn đưa ra sáng kiến của mình:

–  Ta cứ đeo vào cổ mèo một cái lục lạc. Hắn đi đến đâu, lục lạc kêu đến đấy. Anh em ta nghe thấy mà biết đường chạy!

Ông Cống vừa dứt lời cả làng đã reo hò ầm ĩ! Người ta ngợi ca ông Cống đúng là người học cao biết rộng! Chuyện, ông Cống làng ta cơ mà!

Nhưng đến khi bàn chuyện đeo lục lạc cho mèo thì cả họ nhà ta ngơ ngác: Ai sẽ đeo nhạc cho mèo?

Có người bảo ông Cống nghĩ ra thì không gì tốt bằng để ông Cống đi. Nhưng ông Cống nói giọng giận dỗi rằng ông là người quyền cao chức trọng, lao động trí óc đã mệt rồi, ai lại bắt ông hạ mình làm những việc nhỏ nhặt như thế! Thực ra ông nói vậy không phải là không có lí con ạ. Nhưng ai đi bây giờ? Ông Cống bèn đề cử bác Nhắt. Nhưng nói thì nói vậy, bác Nhắt cũng chẳng bằng lòng. Bác ấy bào dù gì cũng là chức sắc trong làng, vác lục lạc đi đeo cho gã mèo hung ác ấy thì xấu mặt họ chuột nhà ta. Vậy là bác  ấy đề cử cha con. Con biết đấy, cha con vốn tính nhu mì, ít khi phản đối ai điều gì. Nghe đến tên mình, ông cũng gật đầu.

Cầm lục lạc đi, cha con cũng rất lo. Nhưng nhiệm vụ làng giao biết làm sao được! Vừa mới thấy cha con rón rén đi đến, lão mèo xấu xí đã nhe nanh, giơ vuốt. Cha con hoảng hốt vội vứt lục lạc chạy về báo làng. Cái lục lạc bị rơi mạnh cũng kêu lên ầm ĩ khiến chính lão mèo cũng sợ. Bởi thế, cứ nhìn thấy chuột Chù nhà ta là lão lại nghĩ đến tiếng kêu của chiếc lục lạc tai quái, lão chẳng dám động đến chúng ta mà chỉ rình bắt họ nhà ông Cống, bác Nhắt, vồ phía làng chuột chúng ta, từ đó, không ai dám bàn đến cái lục lạc nữa. Bởi thế nên đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.

Con thấy đó, một sáng kiến hay kế hoạch tất phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù tốt đến mấy nhưng không thể thực hiện được trong thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, sáng kiến viển vông, không có giá trị. Giống như cái kế hoạch đeo nhạc cho mèo của làng chuột nhà ta. Khi đã bắt đầu thực hiện thì phải xem xét đến người thực hiện ko hoạch. Đó phải là người có đù phẩm chất, năng lực đổ thực hiện nó. Nếu chỉ đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm, bắt một ai đó phải nhận thì dù kế hoạch có tính thực tiễn cũng chưa chắc đã thực hiện được. Ông Cống và bác Nhất tuy là chức sắc trong làng nhưng nhát gan quá! Cha con thì nhu mì, lại bị ép nhận nhiệm vụ nên hẳn nhiên là không đù dũng khí để làm việc".

Chú Chuột Chù con trong mắt nghe mẹ kể chuyện. Chú tự nhủ sẽ ghi nhớ kĩ câu chuyện này, nhất là những lời căn dặn của mẹ.

Bài viết liên quan

Gregoryquary

0 chủ đề

23832 bài viết

0