01/06/2017, 11:39

Tuần 9: Luyện từ và câu (Thiên nhiên)

TUẦN 9: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 1: MỞ RỘNG VỐN TỪ THIÊN NHIÊN Câu 1; 2: Đọc mẩu chuyện: Bầu trời mùa thu (SGK TV5 tập 1 trang 87). Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện ấy. Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh, nhân hóa bầu trời? Gợi ý: Trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu, những từ ngữ tả bầu ...

TUẦN 9: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 1: MỞ RỘNG VỐN TỪ THIÊN NHIÊN Câu 1; 2: Đọc mẩu chuyện: Bầu trời mùa thu (SGK TV5 tập 1 trang 87). Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện ấy. Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh, nhân hóa bầu trời? Gợi ý: Trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu, những từ ngữ tả bầu trời thể hiện sự so sánh, nhân hóa là: a) Tả bầu trời thể hiện sự so sánh: Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao. b) Tả bầu trời thể hiện sự nhân hóa: Bầu trời được ...

TUẦN 9: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 

TIẾT 1: MỞ RỘNG VỐN TỪ THIÊN NHIÊN

Câu 1; 2: Đọc mẩu chuyện: Bầu trời mùa thu (SGK TV5 tập 1 trang 87). Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện ấy. Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh, nhân hóa bầu trời?

Gợi ý: Trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu, những từ ngữ tả bầu trời thể hiện sự so sánh, nhân hóa là:

a) Tả bầu trời thể hiện sự so sánh: Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

b) Tả bầu trời thể hiện sự nhân hóa: Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa - Bầu trời dịu dàng - Bầu trời buồn bã - Bầu trời trầm ngâm - Bầu trời nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca - Bầu trời ghé sát mặt đất - Bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.

 

Câu 3: Dựa theo cách dùng từ ngữ ở mẩu chuyện trên, viết một đoạn văn khoảng năm câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống.

- Học ........ cày ........

................ đố mày làm nên

- Cô giáo như ................

- Trọng thầy mới được  ................

- Học không tày học ................

- Không biết thì ........ , muốn giỏi phải ........

- Chọn ban mà ........

Gợi ý: Viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở quê em.

“Quê em là một vùng đồng bằng nổi tiếng trù phú, “gạo trắng nước trong”. Đầu làng có một cây đa cổ thụ trên trăm tuổi, cành lá xum xuê. Nó đứng đó từ bao đời nay như một người vệ sĩ, đứng canh ở cổng làng. Cách chỗ cây đa chừng trăm mét là con sông Cẩm Lí nước trong xanh như mắt mèo. Không biết nó bắt nguồn từ đâu nhưng khi chảy qua địa phận làng em thì nó giông như cánh tay của người mẹ dịu dàng ôm ấp đứa con thân yêu của mình. Cuối làng là một bãi phu sa bạt ngàn dâu xanh. Những chiều tà, lũ trẻ chúng tôi thường hay vui chơi ở bãi dâu này với những trò nghịch ngợm của trẻ thơ: trôn tìm, đánh vật, đánh trận giả, đá bóng, diễn kịch v.v... vui hết chỗ nói.” 

 

TIẾT 2:

Câu 1: Các từ in đậm trong đoạn thơ đã cho (SGK TV5 tập 1 trang 92) dùng để chỉ ai? Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?

Gợi ý: Các từ in đậm trong đoạn thơ đã cho dùng để chỉ: Bác Hồ.

- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ tình cảm và sự kính trọng của toàn dân đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. 

 

Câu 2: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao đã cho (SGK TV5 tập 1 trang 93).

Gợi ý:  Những đại từ được dùng trong bài ca dao:

Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

Không không, tôi đứng tren bờ

Me con cai diệc do ngờ cho tôi

Chẳng tin ông đến mà coi

Me con nhà còn ngồi ở đây.

 

Câu 3: Dùng đại từ thích hợp thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong câu chuyện Con chuột tham lam (SGK TV5 tập 1 trang 93).

Gợi ý: Dùng đại từ thich hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong câu chuyện Con chuột tham lam, như sau:

“Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình ra to. Đến sang, chuột tòm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách được qua khe hở được”. 

0