Tuần 8: Luyện từ và câu (Thiên nhiên - Từ nhiều nghĩa)
TUẦN 8: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 1: THIÊN NHIÊN Câu 1: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ “thiên nhiên”? a) Tất cả những gì do con người tạo ra. b) Tất cả những gì không do con người tạo ra. c) Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người. Gợi ý: Giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên ...
TUẦN 8: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 1: THIÊN NHIÊN Câu 1: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ “thiên nhiên”? a) Tất cả những gì do con người tạo ra. b) Tất cả những gì không do con người tạo ra. c) Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người. Gợi ý: Giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên là dòng (b). - Tất cả những sự vật hiện tượng không do con người tạo ra. Câu 2: Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ sau đây những từ chỉ các sự vật, hiện ...
TUẦN 8: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 1: THIÊN NHIÊN
Câu 1: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ “thiên nhiên”?
a) Tất cả những gì do con người tạo ra.
b) Tất cả những gì không do con người tạo ra.
c) Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.
Gợi ý: Giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên là dòng (b).
- Tất cả những sự vật hiện tượng không do con người tạo ra.
Câu 2: Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ sau đây những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên.
a) Lên thác xuống ghềnh.
b) Góp gió thành bão.
c) Qua sông phải lụy đò.
d) Khoai đất lạ, mạ đất quen.
Gợi ý: Những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên có trong các thành ngữ, tục ngữ đã cho là:
a) thác, ghềnh
b) gió, bão
a) sông
d) khoai, đất, mạ, đất
Câu 3: Tìm những từ ngữ miêu tả không gian. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được.
a) Tả chiều rộng b) Tả chiều dài (xa)
a) Tả chiều cao d) Tả chiều sâu
Gợi ý: Tìm những từ ngữ miêu tả không gian và đặt câu với một trong các từ ngữ ấy.
a) Tả chiều rộng: bao la, bát ngát, mênh mông, vô tận, bất tận.
- Đặt câu: Ruộng đồng quê em rộng bao la thẳng cánh cò bay.
b) Tả chiều dài, xa: tít táp, mù khơi, ngút ngàn, tít chân trời, vô tận, bất tận...
- Đặt câu: Những cánh rừng thông bạt ngàn trông lút cả tầm mắt.
- Tả chiều cao: cao ngất nghểu, cao vút, cao chất ngất, cao chót vót.
- Đặt câu: ở Thành phố Hồ Chí Minh mới xuất hiện những khu
nhà lầu ba mươi, bốn mươi tầng lầu cao chất ngất.
b) Tả chiều sâu: sâu hun hút, sâu hoắm, sâu thảm thẳm, sâu không đáy...
- Đặt câu: Những cái hang đá ở động Phong Nha sâu hun hút.
Câu 4: Tìm những từ ngũ' miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được,
a) Tả tiếng sóng
b) Tả làn sóng nhẹ
c) Tả đợt sóng mạnh
Gợi ý: Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước và đặt câu với các từ ngữ ấy như sau:
a) Tả tiếng sóng: oàm oạp, ầm ầm, rì rào, lao xao...
- Đặt câu: Sóng vỗ vào mạn thuyền oàm oạp.
b) Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, nhấp nhô...
- Đặt câu: Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
c) Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, ào ạt, trào dâng...
- Đặt câu: Những đợt sóng ào ạt xô vào bờ tung bọt trắng xóa.
TIẾT 2: TỪ NHIỀU NGHĨA
Câu 1: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) Chín
- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
- Tổ em có chín học sinh.
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
b) Đường
- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.
- Ngoài đường mọi người đã đi lại nhộn nhịp.
c) Vạt
- Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung.
- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
- Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều.
Gợi ý: Tìm các từ in đậm đã cho, xác định từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa, như sau:
a) Chín
- Từ chín trong câu (1) là từ nhiều nghĩa.
- Từ chín trong câu 2 là từ đồng âm với từ chín ở câu (1) và (3).
- Từ chín trong câu 3 là từ nhiều nghĩa.
b) Đường
- Từ đường trong câu (1) là từ đồng âm.
- Từ đường trong hai câu (2, 3) là hai cách dùng của một từ nhiều nghĩa.
c) Vạt
- Từ vạt ở câu (1) và (3) là hai cách dùng của một từ nhiều nghĩa.
- Từ vạt trong câu (2) là từ đồng âm với từ vạt ở câu (1) và (3).
Câu 2: Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng.
a) Cao
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.
- Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.
b) Nặng
- Có trọng lượng hơn mức bình thường.
- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.
c) Ngọt
- Có vị như vị của đường, mật
- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.
- (Âm thanh) nghe êm tai.
Với mỗi từ nói trên, em hãy đặt một số câu để phân biệt các nghĩa của chúng.
Gợi ý: Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ theo nội dung nghĩa đã cho, như sau:
a) Cao
- Anh ấy cao lều khều.
- Vụ lúa vừa rồi, tính quân bình một sào, nhà em thu hoạch cao nhất xã.
b) Nặng
- Trong lớp, em là người nặng kí (cân) nhất 55 kg.
- Con đường sát bờ sông càng lúc càng hư hỏng nặng.
c) Ngọt
- Quả cam này ngọt nhỉ!
- Đừng cáu với em, con phải nói ngọt với nó.
- Giọng hát của chị ấy nghe sao mà ngọt quá!