Tuần 4: Chính tả Anh Bộ Đội cụ Hồ gốc Bỉ
TUẦN 4: CHÍNH TẢ ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ Câu 1: Nghe - viết Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ (SGK TV5 tập 1 trang 38). Gợi ý: Em nhờ bạn hay người thân đọc, em viết lại bài đã cho. Viết xong đối chiếu với văn bản. Sai chữ nào sửa lại chữ ấy. Chú ý mẫu chữ, tốc độ viết cho đúng. Câu 2: Chép vần của các tiếng ...
TUẦN 4: CHÍNH TẢ ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ Câu 1: Nghe - viết Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ (SGK TV5 tập 1 trang 38). Gợi ý: Em nhờ bạn hay người thân đọc, em viết lại bài đã cho. Viết xong đối chiếu với văn bản. Sai chữ nào sửa lại chữ ấy. Chú ý mẫu chữ, tốc độ viết cho đúng. Câu 2: Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần. Cho biết giữa các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau. “Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm ...
TUẦN 4: CHÍNH TẢ
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
Câu 1: Nghe - viết Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ (SGK TV5 tập 1 trang 38).
Gợi ý: Em nhờ bạn hay người thân đọc, em viết lại bài đã cho. Viết xong đối chiếu với văn bản. Sai chữ nào sửa lại chữ ấy. Chú ý mẫu chữ, tốc độ viết cho đúng.
Câu 2: Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần. Cho biết giữa các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau.
“Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng”.
Gợi ý: Chép vần của các tiếng in đậm đã cho như sau:
- Nghĩa: Phần vần là ia.
- Chiến: Phần vần là iên.
• Giống nhau: Âm chính của mỗi tiếng đều là nguyên âm ia, iê (i + a; i + ê).
• Khác nhau: Tiếng nghĩa không có âm cuối. Tiếng chiến có âm cuối.
Câu 3: Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên.
Gợi ý: Quy tắc ghi dấu thanh của các tiếng, như sau.
- Tiếng nghĩa không có âm cuối nên dấu thanh đặt ở âm i (âm đầu của nguyên âm đôi ia, iê).
- Tiếng chiến có âm cuối vần nên dấu thanh đặt trên âm thứ hai (âm ê của nguyên âm đôi iê).
Đây là quy tắc được sử dụng chung cho Tiếng Việt đối với những tiếng có nguyên âm đôi.