06/02/2018, 00:21

Tuần 2 – Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Tuần 2 – Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Hướng dẫn I. ĐỀ BÀI Đề 1. Tình thương là hạnh phúc của con người. Đề 2. "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Ý kiến trên của nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu ...

Tuần 2 – Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Hướng dẫn

I. ĐỀ BÀI

Đề 1. Tình thương là hạnh phúc của con người.

Đề 2. "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".

Ý kiến trên của nhà triết học La Mã cổ đại M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?

Đề 3. Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

II. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

Đề 1. Yêu cầu nêu những biểu hiện và ý nghĩa lớn lao của tình thương trong cuộc sống.

– Giải thích: "tình thương" là gì?

– Nêu những biểu hiện của tình thương trong cuộc sống.

– Ý nghĩa của những hành động thể hiện tình yêu thương: nâng đỡ con người khỏi nỗi khổ đau, tuyệt vọng ; động viên con người trong cuộc cống,…

– Vì sao những người trẻ tuổi lại cần được yêu thương hơn hết thảy?

+ Vì họ còn trẻ, bồng bột, dễ vấp ngã → cần tình thương để được sẻ chia, nâng đỡ;

+ Là lứa tuổi phải nỗ lực và phấn đấu nhiều nhất → cần tình thương để động viên.

– Bài học nhận thức và hành động rút ra cho bản thân.

Đề 2. Yêu cầu cơ bản là cần chỉ ra mối quan hệ giữa đức hạnh (phẩm chất đạo đức, trí tuệ và tâm hồn) với hành động của mỗi người.

– Giải thích "đức hạnh" là gì, "hành động" là gì.

– Mối quan hệ giữa đức hạnh và hành động.

+ Đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động ;

+ Hành động là biểu hiện của đức hạnh.

– Bài học rút ra cho bản thân:

+ Trau dồi đức hạnh để có những hành động đúng, đẹp.

+ Hành động chín chắn để thể hiện đúng đức hạnh của mình.

Đề 3. Yêu cầu bàn về mục đích học tập của học sinh, sinh viên ngày nay.

– Giải thích:

+ "Học" là gì?

+ Giải thích từng vế trong khẩu hiệu của UNESCO: "Học để biết", "học để làm", "học để chung sống", "học để tự khẳng định mình".

  • "Học để biết" là yêu cầu tiếp thu kiến thức;
  • "Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức để từng bước hoàn thiện bản thân.

– Bình luận: Mục đích cuối cùng của việc học là vận dụng được những điều đã học vào cuộc sống để sống có ích.

– Bài học rút ra cho bản thân.

Mai Thu

0