Tuần 24: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
TUẦN 24: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 2: Câu 1: Đọc các câu đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 61) và trả lời câu hỏi: 1. Trong các câu trên, câu nào có dạng “Ai là gì?” 2. Xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được. 3. Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu “Ai là gì?” Gợi ý: 1. Trong ...
TUẦN 24: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 2: Câu 1: Đọc các câu đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 61) và trả lời câu hỏi: 1. Trong các câu trên, câu nào có dạng “Ai là gì?” 2. Xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được. 3. Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu “Ai là gì?” Gợi ý: 1. Trong các câu đã cho có câu: - Em là cháu bác Tự. 2. Vị ngữ trong câu trên là: - Là cháu bác Tự. 3. Những từ có thể làm vị ngữ trong câu: - Danh từ ...
TUẦN 24: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 2:
Câu 1: Đọc các câu đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 61) và trả lời câu hỏi:
1. Trong các câu trên, câu nào có dạng “Ai là gì?”
2. Xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được.
3. Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu “Ai là gì?”
Gợi ý:
1. Trong các câu đã cho có câu:
- Em là cháu bác Tự.
2. Vị ngữ trong câu trên là:
- Là cháu bác Tự.
3. Những từ có thể làm vị ngữ trong câu:
- Danh từ hoặc cụm danh từ.
Câu 2: Tìm câu kể “Ai là gì?” trong những câu thơ đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 62). Xác định vị ngữ trong các câu vừa tìm được.
Gợi ý: Đó là những câu và vị ngữ của chúng là:
- Người // là Cha của Bác là Anh.
VN
- Quê hương // là chùm khế ngọt.
VN
- Quê hương // là đường đi học.
VN
Câu 3: Ghép từ ngữ thích hợp cột A với cột B để tạo thành câu “Ai là gì?”
Gợi ý: Em ghép như sau:
A B
- Sư tử —> là chúa sơn lâm
- Gà trống —> là sứ giả của bình minh
- Đại bàng —> là dũng sĩ của rừng xanh
- Chim công —> là nghệ sĩ múa tài ba
Câu 4: Dùng các từ ngữ đã cho để đặt câu kể “Ai là gì?”
Gợi ý: Các từ ngữ đã cho đều là bộ phận vị ngữ, em chỉ cần tìm thêm bộ phận chủ ngừ “ai, cái gì?” thêm vào đằng trước cho thích hợp là được.
a. Cần Thơ là một thành phố lớn
b. Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ
c. Xuân Quỳnh là nhà thơ
d. Tố Hữu là nhà thơ lớn của Việt Nam