Tuần 21: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
TUẦN 21: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 2: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO Câu 1: Đọc đoạn văn (SGK TV4 tập 2 trang 29) và trả lời câu hỏi: 1. Tìm các câu kể “ai thế nào?” trong đoạn văn. 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu trên. 3. Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do ...
TUẦN 21: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 2: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO Câu 1: Đọc đoạn văn (SGK TV4 tập 2 trang 29) và trả lời câu hỏi: 1. Tìm các câu kể “ai thế nào?” trong đoạn văn. 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu trên. 3. Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ thế nào tạo thành? Gợi ý: 1. Các câu kể “ai thế nào?” có trong đoạn văn: - Về đêm, cảnh vật thật im lìm. - Sông thôi vỗ sóng ...
TUẦN 21: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 2: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO
Câu 1: Đọc đoạn văn (SGK TV4 tập 2 trang 29) và trả lời câu hỏi:
1. Tìm các câu kể “ai thế nào?” trong đoạn văn.
2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu trên.
3. Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì?
Chúng do những từ ngữ thế nào tạo thành?
Gợi ý:
1. Các câu kể “ai thế nào?” có trong đoạn văn:
- Về đêm, cảnh vật thật im lìm.
- Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
- Ông Ba trầm ngâm
- Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi
- Ổng hệt như Thần Thố địa của vùng này.
2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu vừa tìm được.
- Về đêm, cảnh vât / / thật im lìm
CN VN
- Sông / thôi vỗ sóng dồn dâp vào bờ như hồi chiều
CN VN
- Ôns Ba / / trầm ngâm
CN VN
- Trái lại, ônsg Sáu / / rất sôi nổi
CN VN
- Ônng / / hệt như Thần Thổ đĩa của vùng này
CN VN
3. Vị ngữ trong các câu trên biểu hiện trạng thái của người hoặc vật.
- Vị ngữ câu “Sông thôi vỗ.... như hồi chiều” do cụm động từ tạo thành.
- Các câu còn lại do tính từ hoặc cụm từ tính từ tạo thành.
Câu 2:
Đọc đoạn văn (SGK TV4 tập 2 trang 30) và trả lời câu hỏi:
a) Tìm các câu kể “Ai thế nào?”
b) Xác định vị trí của các câu trên
c) Vị ngữ các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
Gợi ý:
a) Các câu kể “Ai thế nào?”
- Cánh đại bàng rất khỏe.
- Mỏ đại bàng dài và rất cứng.
- Đôi chân của nó giông như cái móc hàng của cần cẩu.
- Đại bàng rất ít bay
b) Vị ngữ của các câu trên.
- Cánh đại bàng // rất khỏe
VN
- Mỏ đại bàng // dài và rất cứng
VN
- Đôi chân của nó // giống như cái móc hàng của cần cẩu
VN
- Đại bàng // rất ít bay
VN
c) Vị ngữ của các câu trẽn do: các cụm tính từ tạo thành.
Câu 3: Đặt ba câu kể “Ai thế nào?” mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.
Gợi ý: Em có thể đặt câu như sau:
1. Chậu hồng nhung trước sân nhà thật là đẹp.
2. Cây mai nhà em mới đẹp làm sao!
3. Hè đến, phượng đỏ rực hai bên đường.