06/02/2018, 00:27

Tuần 2 – Văn bản

Tuần 2 – Văn bản Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Khái niệm văn bản Văn bản là phương tiện giao tiếp và là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; thường gồm nhiều câu, đoạn, nhiều chương phần. Văn bản có tính chỉnh thể, xét về mặt nội dung và ...

Tuần 2 – Văn bản

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Khái niệm văn bản

Văn bản là phương tiện giao tiếp và là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; thường gồm nhiều câu, đoạn, nhiều chương phần. Văn bản có tính chỉnh thể, xét về mặt nội dung và hình thức.

2. Các đặc điểm của văn bản

– Văn bản bao giờ cũng tập trung vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.

– Văn bản thường gồm nhiều câu có liên kết với nhau. Toàn bộ mối liên hệ giữa các câu tạo thành cấu trúc của văn bản. Văn bản có tính mạch lạc.

– Mỗi văn bản thường hướng vào thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.

– Mỗi văn bản có những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chính về mặt nội dung: thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.

3. Các loại văn bản thường gặp

Dựa theo lĩnh vực và chức năng giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:

– Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,…).

– Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch, tuỳ bút,…).

– Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.(sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận vãn, luận án, công trình nghiên cứu,…).

– Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ (đơn, giấy khai sinh, giấy uỷ quyền,…). Các loại văn bản này thường có mẫu biểu quy định sẵn về hình thức.

Cũng có thể phân loại văn bản căn cứ vào phương thức biểu đạt. Dựa trên cơ sở này, người ta phân biệt các loại văn bản sau: tự sự (kể chuyện), miêu tả, biểu cảm, điều hành (văn bản hành chính), thuyết minh, nghị luận.

II- HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Các văn bản (1), (2), (3) được người đọc (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vãn bản 1 đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin. Văn bản 2 đáp ứng nhu cầu biểu lộ thái độ, tình cảm. Văn bản 3 vừa thông báo thông tin vừa hướng tới hành động. Có văn bản gồm một câu (câu tục ngữ), có văn bản gồm nhiều câu (bài ca dao), nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau (văn bản của Bác Hổ); có văn bản bằng thơ, có văn bản bằng văn xuôi

2. Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc giao kết bạn bè), vãn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) dề cặp tới một vấn đề chính trị (kêu gọi mọi người đứng lên chống thực dân Pháp). Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng vãn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu, nhưng chúng có quan hệ ý nghĩa rất rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).

3. Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự "sự việc" (hai sự so sánh, ví von). Hai cặp câu này vừa liên kết với nhau bằng ý nghĩa, vừa liên kết với nhau bằng phép lặp từ ("thân em"). 0 văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn được nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần: mở bài, thân’bài và kết bài.

– Mở bài: Gồm phần tiêu đề và câu "Hỡi đồng bào toàn quốc!".

– Thân bài: Tiếp theo đến "… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!".

– Kết bài: Phần còn lại.

4. Văn bản (1) truyền đạt một kinh nghiệm sống (ảnh hưởng của môi trường sống, của những người mà chúng ta thường xuyên giao tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân); văn bản (2) nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (họ không tự quyết định được thân phận và cuộc sống tương lai của mình mà phải chờ đợi vào sự rủi may); văn bản (3) kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

5. Văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, được dùng trong lĩnh vực giao tiếp chính trị; và được trình bày dưới dạng "lời kêu gọi". Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi (Hỡi đồng bào toàn quốc!) để dẫn dắt người đọc vào phần nội dung. Phần nội dung gồm nhiều lí lẽ và dẫn chứng thu hút sự chú ý và tạo ra sự "đồng cảm" giữa người tạo lập văn bản và người tiếp nhận văn bản. Phần kết thúc gồm hai khẩu hiệu (cũng là hai lời hiệu triệu) khích lệ ý chí và lòng yêu nước của "quốc dân đồng bào".

6. So sánh văn bản (1) và (2) với văn bản (3)

Về nội dung: Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống, văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị.

Về từ ngữ: Ở các văn bản (1) và (2), chúng ta thấy có nhiều các từ ngữ quen thuộc thường sử dụng trong cuộc sống hằng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày,…). Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị (kháng chiến, hoà bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc,…).

– Hình thức nghệ thuật: Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những’hình ảnh giàu tính hình tượng. Trong khi đó, văn bản (3) lại chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các khía cạnh nội dung.

Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể khẳng định: văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

7. So sánh văn bản (2) và (3) với một bài học trong SGK thuộc các môn: Toán, Vật lí, Sinh học,… và với một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh.

a) Phạm vi sử dụng của các loại văn bản:

– Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

– Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

– Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

– Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản

Văn bản (2) nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Vãn bản (3) nhằm kêu gọi, hiệu triệu toàn dân đứng lên kháng chiến. Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ các kiến thức khoa học ở nhiều lĩnh vực. Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.

c) Về từ ngữ

– Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật.

– Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội.

– Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.

– Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

– Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.

– Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng mạch lạc.

– Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…

– Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cẩn điền vào đó các nội dung.

Mai Thu

0