06/02/2018, 00:24

Tuần 13 – Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Tuần 13 – Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận Hướng dẫn I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG Trong văn nghị luận, phương thức nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người viết vẫn có thể và cần vận dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt ...

Tuần 13 – Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Hướng dẫn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Trong văn nghị luận, phương thức nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người viết vẫn có thể và cần vận dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt khác: tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh.

Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận cần phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.

Nếu được sử dụng hợp lí và khéo léo, các phương thức biểu đạt sẽ giúp bài văn trở nên có sức hấp dẫn, hiệu quả nghị luận được nâng cao.

II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. a) Trong một tác phẩm nghị luận, nếu chỉ sử dụng đơn thuần một phương thức nghị luận sẽ rất dễ dẫn đến sự nhàm chán, khô khan. Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khắc phục được những nhược điểm trên và khiến cho tác phẩm nghị luận thêm sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tác phẩm nghị luận cũng đòi hỏi có sự vận dụng các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. Nếu không xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận, đồng thời nếu vận dụng không linh hoạt, tác phẩm nghị luận dễ trở thành một tập hợp các phương thức biểu đạt chồng chéo nhau, làm giảm hiệu quả nghị luận.

b) Như đã trình bày ở phần a), việc vận dụng các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận. Nếu thấy phù hợp và biết cách vận dụng khéo léo thì chỉ vận dụng kết hợp một phương thức biểu đạt, người viết vẫn có thể tạo ra một tác phẩm nghị luận hay. Ngược lại, nếu vận dụng không hợp lí thì dù vận dụng nhiều phương thức biểu đạt, bài viết vẫn trở nên vụng về, thiếu hoàn chỉnh.

2. Để thực hiện tốt yêu cầu của đề bài, cần xác định đề tài của bài văn (đoạn văn), xác định những luận điểm (ý chính) của bài (đoạn) văn rồi xác định các phương thức biểu đạt có thể sử dụng trong từng luận điểm (ý chính) đó.

Mai Thu

0