25/05/2018, 07:49

Từ hai cách tiếp cận kinh tế học và xã hội học đến mô hình tư duy lý thuyết đa ngành của Pareto

Marx đã từng nói mục đích đầu tiên của khoa học là giải thích thế giới, cho dù nếu chỉ dừng lại ở đó là chưa đủ mà còn phải đi tới mục đích thứ hai căn bản và quyết định hơn là cải biến thế giới. Xã hội học, ngay từ khi mới hình thành, đã ...

Marx đã từng nói mục đích đầu tiên của khoa học là giải thích thế giới, cho dù nếu chỉ dừng lại ở đó là chưa đủ mà còn phải đi tới mục đích thứ hai căn bản và quyết định hơn là cải biến thế giới. Xã hội học, ngay từ khi mới hình thành, đã được coi là một nghành khoa học mà mục đích cơ bản của nó, theo tên gọi (socio-logie)và tư tưởng của những người sáng lập, là giải thích lô gích của cái xã hội. M. Weber còn cho rằng xã hội học phải là bộ môn khoa học giúp người ta hiểu cái lô gích xã hội (sociologie compréhensive) như nó đang tồn tại một cách khách quan, chứ không phải theo cách chủ quan của người nghiên cứu hay của các chủ thể xã hội. Trong thực tiễn nghiên cứu của các khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng, khi phải lý giải các hiện tượng và quá trình xã hội các nhà khoa học mới phải đối diện với các vấn đề học thuật, tức là những vấn đề của việc xác định đối tượng nghiên cứu, của phương pháp luận nghiên cứu và của tư duy khoa học luận. Đó là trường hợp khi các nhà nhiên cứu phải lý giải bằng phương pháp khoa học những sự kiện xã hội phức tạp, ẩn chứa nhiều mâu thuẫn hay nghịch lý mà bằng cách hiểu thông thường, người ta khó có thể có được sự thoả mãn về nhận thức. Nhất là khi các kết quả nghiên cứu phải phục vụ cho việc can thiệp hay quản lý các hoạt động và quá trình xã hội trong thực tiễn, các nghiên cứu khoa học không thể chỉ đưa ra những mô tả thuần túy thực tế, cho dù đó là những báo cáo định tính với những sự kiện hết sức chi tiết, phong phú và sinh động, hay các báo cáo định lượng đầy ắp các dữ kiện thô hay đã được xử lý thành các biểu đồ hay đồ thị chỉ nêu ra vấn đề mà chưa thực sự đưa ra những kiến giải khoa học cho phép giải quyết vấn đề cả trong nhận thức và thực tiễn. Từ sau những năm 70, lý thuyết xã hội học ở Pháp và các nước Tây âu đều bắt đầu chuyển hướng từ sự đề cao vai trò quyết định của tái sản xuất xã hội, của chủ nghĩa duy lô gích xã hội (sociologisme), do đó của cấu trúc xã hội đối với cá nhân (trực giác của Durkheim) sang một thái độ tôn trọng hơn đối với vai trò của các chủ thể cá nhân trong các hành vi và quá trình xã hội (trực giác của Pareto)nhằm trả lời câu hỏi : bằng cách nào con người có thể vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể sáng tạo của đời sống xã hội ? Từ đó, vấn đề nhận thức và lý giải các hành vi xã hội như là sự tập hợp các hành vi cá nhân có một vị trí trung tâm trong xã hội học hiện đại.

  1. Sự khác biệt giữa hành vi kinh tế và hành vi xã hội và những vấn đề đặt ra cho một mô hình tư duy lý thuyết đa ngành
  2. Sự phân loại các hành vi và mô hình tư duy lí thuyết đa ngành
    1. Phạm trù thứ nhất
    2. Phạm trù thứ hai
    3. Quan hệ của chủ thể với những kết quả không mong muốn của hành vi của nó
  3. Những hạn chế và đóng góp của mô hình tư duy lý thuyết của Pareto cho xã hội học hiện đại
    1. Hai giới hạn gắn với (a) một định nghĩa quá khắt khe về tính hợp lý của một hành động và (b) với dự chấp nhận của lược đồ phương tiện/ mục đích như là một công cụ phân tích phổ quát về cấu trúc nội tại của mọi hành vi xã hội
      1. a)Một định nghĩa cứng nhắc về tính hợp lý
      2. b)Một sơ đồ Aristotr về hành động
    2. Bốn điểm mạnh

Xem chi tiết tại đây

0