Truyền thuyết cột đá thề

Vua Hùng Vương thứ 18 lúc cuối đời không có con trai, không muốn nhường ngôi cho cháu là Thục Phán mà lại muốn nhường ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn tức là Tản Viên. Thục Phán làm lạc tướng bộ lạc Tây Vu không phục liền đem quân đến tranh ngôi, xảy ra chiến tranh Hùng - Thục. (Tìm hiểu thêm ...

Vua Hùng Vương thứ 18 lúc cuối đời không có con trai, không muốn nhường ngôi cho cháu là Thục Phán mà lại muốn nhường ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn tức là Tản Viên. Thục Phán làm lạc tướng bộ lạc Tây Vu không phục liền đem quân đến tranh ngôi, xảy ra chiến tranh Hùng - Thục.

(Tìm hiểu thêm truyền thuyết An Dương Vương (ngọc trai, giếng nước))

Vua Hùng sai bầy tôi là Cao Lỗ làm nỏ thần, đem móng thiêng (của Rùa Vàng) làm máy, đặt tên là Linh quang kim trảo thần nỗ. Vua đã được nỏ thần, bèn thu nhặt tàn quân sĩ tốt, kén chọn thêm dân binh. Rồi đưa tờ hịch cho thần Tản Viên rằng: '

- Nay quân Thục lại lấn chiếm đô thành của ta, người nên chăng đem binh mã lại viện trợ'.

Tản Viên liền đem binh tới Loa Thành cùng vua thiết lập trận đồ, dương oai thanh thế.

Vài ngày sau, Tản Viên can vua rằng:

- Nhà Hùng hưởng nước trải đã lâu dài, ý hẳn lòng Trời có hạn, mới khiến Thục Vương thừa lúc hở cơ lại chiếm nước ta. Vả lại Thục Chúa vốn là chủ bộ Ai Lao, cũng trong tông phái của các đời hoàng đế trước vậy. Thế nước chẳng được yên đều bởi tiên định. Vua tiếc gì một cõi phương nam mà trái ý Trời để hại đến sinh Ung. Vả bệ hạ cùng thần đã có thuật thần tiên, chẳng gì bằng đi khắp bồng lai lãng uyển rong chơi gác phượng lầu rồng vui cùng tiên đồng ngọc nữ, tránh được bụi đời nhơ bẩn, vàng bạc châu báu coi nhẹ như lông hồng. Đó là chí lớn vậy.

Vua nghe theo, nhân đấy đưa thư cho Thục Vương, bảo nhường y cả nước.

Thục Vương sau sứ lại tạ ơn. Vua nhân đó trao cho Thục Vương thần nỗ, rồi quay về núi Nghĩa Lĩnh hẹn với Tản Viên Sơn Tinh hóa sinh bất diệt. Thục An dương Vương được nước, cảm thấy công đức của Duệ Vương lớn như trời đất. Bèn dóng xe về núi Nghĩa Lĩnh dựng giao đài để cả nước thờ tự. Dựng hai cột đá ở giữa núi, chỉ lên trời mà khấn rằng:

- Nguyện có trời cao lồng lộng soi xét, chẳng dám sai lời. Nước Nam trường tồn lưu ở miếu Hùng Vương. Ví bằng vua sau nối nghiệp trái ước phai thề sẽ bị trăng vùi gió dập, trời đất cùng tru diệt.

Truyền thuyết côt đá thề

Khấn xong vua bái yết, rồi quay về kinh đô Phong Châu, mời họ hàng chi phái của Vua Hùng, tôn là dân con trưởng lập ra hương Trung Nghĩa, cấp ruộng 500 mẫu tại Hy Cương. Lại cấp cho tô thuế thu của các xứ trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới đến Việt Trì để làm hương hoả thờ cúng 18 đời Vua Hùng, kể từ thánh tổ cao hoàng đế và các vua nỗi dõi, cùng cả nước vui tốt lành, muôn năm không dứt. Lại sai dựng miếu ở động Lăng Xương thờ bà mẹ Tản Viên, cấp đất ngụ lộc cho Tản Viên từ cửa sông Đà trở lên phía Tây Bắc. Sau đó Thục Phán xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa đặt tên nước là Âu Lạc.

An Dương Vương nối nghiệp trải 50 năm...

Sau này khi thành Cổ Loa rơi vào tay giặc, và tiếp sau đó là 1000 năm Bắc thuộc,trải qua lịch sử bể dâu, cột đá thề chỉ là một dấu vết trong truyền thuyết. Những năm 60 của thế kỷ trước, ngành Văn hóa đã đưa ra ý định dựng lại cột đá thề như một biểu tượng đoàn kết dân tộc và ngưỡng vọng tổ tiên. Nhưng việc tìm kiếm, phát hiện dấu vết cột đá thề rất khó. Khi đó, các nhà chuyên môn đã lấy hình mẫu một trong bốn cột đá của một ngôi miếu thờ trên đỉnh núi làm cột đá thề. Nhưng sau vì nhiều chi tiết, các nhà chuyên môn lại khẳng định lại đó không phải là cột đá thề. Đến năm 1968, cột đá thề được tôn tạo lên bệ như hiện nay.

0