24/02/2018, 18:50

“Trong văn học, một câu chuyện kết thúc buồn thường lại là khởi đầu cho một niềm hi vọng mới”. Dựa vào một tác phẩm đã học, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

"Trong văn học, một câu chuyện kết thúc buồn thường lại là khởi đầu cho một niềm hi vọng mới". Dựa vào một tác phẩm đã học, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. – Bài viết cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận văn học: có đầy đủ các ...

"Trong văn học, một câu chuyện kết thúc buồn thường lại là khởi đầu cho một niềm hi vọng mới". Dựa vào một tác phẩm đã học, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

–    Bài viết cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận văn học: có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài có cấu tạo 2-3 đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau để cùng làm sáng tỏ vấn đề.

–   Nêu được vấn đề cần nghị luận: xác định chính xác vấn đề cần suy nghĩ – cách kết thúc của một câu chuyện trong tác phẩm văn học: buồn nhưng hé mở niềm hi vọng mới;chọn đúng truyện có kết thúc như vậy, chẳng hạn: Chí Phèo (Nam Cao), Cô bé bán diêm (An-đéc-xen), Chiếc lá cuối cùngO Hen-ri), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân),…

–   Biết lập luận để làm sáng tỏ vấn đề: lập luận lô-gíc, thuyết phục; sử dụng các thao tác lập luận phù hợp, nhuần nhuyễn, linh hoạt trong việc phân tích tác phẩm; chỉ ra được sự chuyển biến trong mạch truyện và những điều gợi ra từ cách kết thúc truyện.

–   Biết chọn các dẫnchứng minh hoạ cho các luận điểm: chọn được chi tiết tiêu biểu, cảm nhận và phân tích có sức thuyết phục, đặc biệt cần tập trung phân tích những chi tiết kết thúc tác phẩm tạo nên ý nghĩa của truyện.

–   Cách thức trình bày, diễn đạt: trình bày sáng sủa, diễn đạt chính xác, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

–   Thể hiện sắc thái cá nhân trong bài viết: sáng tạo trong cảm nhận, suy nghĩ, có những kiến giải riêng, những cách thể hiện, diễn đạt riêng, độc đáo.

0