Người ta thường có xu hướng tạo ra hình ảnh thật đẹp đẽ về chính mình trong tuổi ấu thơ. Gòn ở bài thơ Đò Lèn, tác giả đã thể hiện thời thơ ấu của mình như thế nào? Nét quen thuộc mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?
Gợi ý: Nhắc đến kỉ niệm – đặc biệt kỉ niệm của tuổi thơ – hầu hết người ta thường nhớ về những kỉ niệm đẹp. Đó là một thói quen khá phổ biến trong thơ ca. Với Nguyễn Duy, kỉ niệm được nhắc đến trong Đò Lèn trước hết đó là tính chân thật. – Tuổi thơ ...
Gợi ý:
Nhắc đến kỉ niệm – đặc biệt kỉ niệm của tuổi thơ – hầu hết người ta thường nhớ về những kỉ niệm đẹp. Đó là một thói quen khá phổ biến trong thơ ca. Với Nguyễn Duy, kỉ niệm được nhắc đến trong Đò Lèn trước hết đó là tính chân thật.
– Tuổi thơ của tác giả phải nếm trải những cơ cực, nghèo đói do chiến tranh; nhưng hình ảnh tác giả thời ấu thơ vẫn vừa rất tình cảm, tội nghiệp, đáng yêu, vừa tinh nghịch ranh mãnh, và có cả cái xấu hồn nhiên của đứa trẻ:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chua Trần
Những kỉ niệm vừa đẹp vừa không đẹp nhưng hấp dẫn chúng ta vì sự chân thành hết lòng, khác với xu hướng phổ biển là tô đẹp cho những kỉ niệm thuở nhỏ của mình.
– Nét mới: nói ra cả những kỉ niệm không đẹp nhưng là sự thật lẽ ra phải giữ kín, hoặc phải quên đi: “ăn trộm nhãn chùa Trần” là một lỗi lầm của tác giả thời trẻ con, nhưng là lỗi lầm nhỏ, có thể thông cảm được và khi tác giả thành thật thú nhận thì người còn thấy đó là một đứa trẻ dễ mến, đáng yêu và còn rất xúc động trước sự chân thật ấy. Đây cũng là sự đổi mới trong cách nhìn, cách cảm của những nhà văn, nhà thơ sau 1975; dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, dám nói ra sự thật từ góc nhìn không thuận chiều.