Trong Truyện Lục Văn Tiên, Nguyễn Đình Chiểu viết: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” Quan niệm đó thể hiện như thế nào qua nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”?
Trong Truyện Lục Văn Tiên, Nguyễn Đình Chiểu viết: "Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng." Quan niệm đó thể hiện như thế nào qua nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"? YÊU CẦU – Thể loại ...
Trong Truyện Lục Văn Tiên, Nguyễn Đình Chiểu viết: "Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng." Quan niệm đó thể hiện như thế nào qua nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"?
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích nhân vật văn học, cụ thể là phân tích nhân vật theo định hướng.
– Nội dung
Quan niệm về người anh hùng hành động vì nghĩa (theo Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga).
GỢI Ý
Cần theo sát nội dung đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để giải thích rõ hành động vì nghĩa của Lục Vân Tiên. Từ đó phân tích quan niệm trên của Nguyễn Đình Chiểu.
Thân bài có thể được triển khai như sau:
A. HÀNH ĐỘNG VÌ NGHĨA
1. Hành động cứu Kiều Nguyệt Nga xuất hiện trong hoàn cảnh Lục Vân Tiên trên đường vào kinh ứng thí. Việc thi cử trong xã hội phong kiến là việc lớn đối với kẻ sĩ.
Trong hoàn cảnh đó, lẽ thường con người dễ né tránh mọi nguy hiểm, giữ gìn an toàn cho bản thân mình, chỉ toàn tâm toàn ý cho việc thi cử.
2. Hành động đó
– Vì nghĩa: Lục Vân Tiên đã không suy nghĩ theo kiểu thường tình đó. Thấy người bị nạn, Lục Vân Tiên đã tìm cách cứu.
– Dũng cảm: Vì sao?
• Bọn cướp đông, lại hung hãn:
Phong Lai mặt đỏphừng phừng,
Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây?
Trước gây việc dữ, tại mày,
Truyền quân bốn phía phì vây bịt bùng.
• Vân Tiên xông vào, vù khí chỉ là một đoạn gậy:
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Một mình Vân Tiên:
… tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.
Với sự dũng cảm đó, Vân Tiên đả đánh tan bọn cướp:
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
– Vô tư, hào hiệp: Người mà Vân Tiên cứu là một kẻ xa lạ:
Hỏi: "Ai than khóc ở trong xe này?"
Sau đó, Ván Tiên khước từ lời mời mọc của Nguyệt Nga:
"Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng."
Trước tấm chân tình mong đền ơn trả nghĩa của Nguyệt Nga, Vân Tiên chỉ cười, bởi chàng cho việc giúp người gặp nạn là nghĩa vụ của kẻ làm trai:
Vân Tiên nghe nói liền cười,
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
B. QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
1. Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu là quan niệm của nhân dân
– Trong cuộc sống đời thường, nhân dân ta hết sức coi trọng việc nghĩa. Trước cảnh hoạn nạn của người khác cần cưu mang, giúp đỡ với tinh thần "lá lành đùm lá rách". Ngay cả trường hợp gặp nguy hiểm, ta cũng không được phép tính toán, mà phải xả thân vì người khác.
– Vì sao Nguyễn đình Chiểu nêu quan niệm đó?
Là một nhà thơ Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu sông gần gũi nhân dân nên ông hiểu sâu sắc đạo lí đó.
2. Ý nghĩa, tác dụng
– Đọc đoạn trích trên, ta nhận thấy con người không cho phép mình bỏ qua những việc sai trái, những hành động bất nhân.
– Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích và trong toàn bộ tác phẩm thể hiện con người anh hùng theo quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu, đồng thời cũng là đạo lí ở đời của nhân dân ta.
– Hình ảnh Lục Vân Tiên nhắc nhở thế hệ trẻ sống phải có trách nhiệm với mọi người, luôn luôn hành động vì nghĩa…