24/02/2018, 19:35

Phân tích bài thơ “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ "Tiến sĩ giấy" của Nguyễn Khuyến I. MỞ BÀI – Tiến sĩ giấy là hình nộm ông tiến sĩ làm bàng giấy có đủ cờ, biển, cân, đai, lọng xanh, ghế tréo, là một trong nhiều đồ chơi quen thuộc của trẻ em ngày xưa, thường đượcbán vào dịp tết Trung ...

 Phân tích bài thơ "Tiến sĩ giấy" của Nguyễn Khuyến

I. MỞ BÀI

–   Tiến sĩ giấy là hình nộm ông tiến sĩ làm bàng giấy có đủ cờ, biển, cân, đai, lọng xanh, ghế tréo, là một trong nhiều đồ chơi quen thuộc của trẻ em ngày xưa, thường đượcbán vào dịp tết Trung thu. Làm loại đồ chơi này, người ta có ý khơi dậy ở trẻ em lòng ham học và ý thức phấn đấu theo con đường khoa cử.

–   Tuy nhiên bài Tiến sĩ giấy còn mượn hình ảnh món đồ chơi để chế giễu những kẻ mang danh khoa bảng mà bất tài, lại luôn luôn vênh vang với đời, đồng thời cũng tự mỉa mai mình dù đỗ đạt cao nhưng bất lực trước thời cuộc.

II. THÂN BÀI

A. ĐỀ

Sắc thái mỉa mai và dụng ý châm biếm của toàn bài thơ được biểu lộ ngay ở từ lặp cũng. Trong hai câu đề, từ cũng vẫn mang nét nghĩa cơ bản, ổn định, thoạt tiên có thể nghĩ rằng tác giả khen đồ chơi được chế tác khéo, rất giống người thật. Người thật có cờ, biển, cân dai thì "người đồ chơi" cũng chẳng khác! Nhưng từ cũng được thốt ra với giọng điệu coi thường, do xuất hiện liên tiếp tới bốn lần trong hai câu, mà lại đúng vào vị trí đầu của các nhịp thơ. Hơn thế, nó lại đi kèm với những từ chỉ sắc thái mỉa mai: làm sao giống được ông nghè thật, bởi cờ, biển, cân đai đâu dễ cứ giơ tay ra là vơ về được! Đặt trong một văn cảnh mới, từ cũng có thêm được sắc thái ngữ nghĩa mới, giúp nhà thơ tóm bắt được cái giả của đối tượng ngay lúc đối tượng giống thật hơn bao giờ hết. Đối tượng bị chế giễu không còn ai khác ngoài những ông nghè thật – thật mà giả. Như vậy, cảm thụ của người đọc bất ngờ được lái sang một hướng khác.

B. THỰC – LUẬN

Nghĩa bề nổi của hai câu thực là thuật kể "thành phần cấu tạo" có tính vật chất của ông tiến – sĩ – đồ – chơi: mấy mánh giấy được khéo léo cắt, tỉa, bồi, dán, một chút phẩm đỏ tô mặt – thế là xong!

—  Nhà thơ đã ghép các từ biểu thị những sự vật có giá trị khác hẳn nhau (mảnh giấy – thân giáp bảng, nét son – mặt văn khôi) vào trong một kết cấu song hành — đối lập. Thân giáp bảng cao trọng dường ấy sao lại có thể được làm nên từ vài mảnh giấy mỏng manh, tầm thường? Mặt văn khôi quý hiển, rõràng thế kia sao lại có thể được điểm rõ nhờ mấy nét son bôi quệt sơ sài? Nhưng sự thực đã là thế, vậy thì cái thân giáp bảng kia, cái mặt văn khôi nọ hóa ra cũng chẳng lấy gì làm danh giá cho lắm. Hướng triển khai của hai câu này có tác dụng tạo nên thế cảm thụ nước đôi về hình tượng được miêu tả, cuối cùng giúp ta nhận ra ở đây có sự chập một của hình tượng giả (hình nộm) và hình tượng thật (người), đồng thời lĩnh hội được ý mỉa mai thâm thúy của nhà thơ.

C. KẾT

Câu kết Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi đến một cách vừa bất ngờ vừa tự nhiên. Bất ngờ bởi chính nhà thơ đang nói về một thứ đồ chơi của trẻ con vào dịp tết Trung thu, sao bỗng dưng nghĩ rằng đồ thật, như một lời trách hay như một sự khám phá? Tự nhiên cũng hoàn toàn hợp lẽ, bởi trong ý đồ sáng tạo, nhà thơ thực sự chỉ nhắm đến việc lột trần thực chất của những ông nghè thật.

III. KẾT BÀI

Bài thơ Tiến sĩ giấy nhằm mục đích chế giễu bọn trí thức khoa bảng bất tài, vô dụng. Cũng có thể bài Tiến sĩ giấy nhắm vào việc châm biếm, phê phán tệ mua bán tước. Tác giả thấy mất lòng tin về một hình mẫu con người từng được chế độ phong kiến đề cao và ông hết sức nhạy cảm trong việc phát hiện ra mâu thuẫn giữa cái danh và cái thực ởloại người này. Thước đo của tác giả chính là khả năng ích gì cho buổi ấy, tức là khả năng đảm trách được những việc lớn của quốc gia trong lúc vận nước đang ngụy khốn.

0