Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời nhắn gửi của cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”.
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời nhắn gửi của cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu: "Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!". HS cần giới thiệu ngắn gọn xuất xứ của câu nói ...
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời nhắn gửi của cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu: "Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!".
HS cần giới thiệu ngắn gọn xuất xứ của câu nói (lời cụ Mết được nói ở đâu, trong hoàn cảnh nào). Từ đó giải thích nội dung, ý nghĩa lời nhắn gửi tha thiết của cụ Mết khi kể cho dân làng nghe câu chuyện về cuộc đời Tnú. Đó cũng là chân lí của thời đại.
Chân lí ấy được đúc kết từ thực tế của cuộc đấu tranh giành tự do của người dân Xô Man, đặc biệt là từ câu chuyện về cuộc đời Tnú. Có thể tham khảo gợi ý sau:
– Giới thiệu xuất xứ và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu văn được trích: Tnú về thăm làng sau ba năm "đi lực lượng". Đêm đó, bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết (vị già làng) đã kể lại câu chuyện về cuộc đời anh cho dân làng nghe.
Khi kể lại những biến cố đau thương của cuộc đời Tnú, cũng là của làng Xô Man, cụ Mết đã nói lời nhắn nhủ tha thiết với các thế hệ sau: "Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!"..
– Chân lí đó được khái quát từ chính con đườngcách mạng của người dân Xô Man từ con đường đời của Tnú – người đại diện cho số phận và phẩm chất của người dân nơi đây:
+ Tnú được anh Quyết dìu dắt, giác ngộ cách mạng từ nhỏ, sớm có ý thức tiếp nối con đường chiến đấu của cha anh. Bản thân Tnú gan góc, dũng cảm, tràn đầy khát vọngtự do và ý chí chiến đấu.
+ Nhưng chỉ vì chưa kịp cầm ơiáo mác khi kẻ thù kéo về buôn làng mà Tnú không thể bảo vệ được những gì quý giá nhất: làng anh bị giặc đốt phá, vợ con bị chúng sát hại, Tnú bị bắt trói và đốt cháy cả mười ngón tay. Cụ Mết dẫn đám thanh niên vào rừng tìm giáo mác và đã giết chết bọn giặc, cứu sống Tnú. Người dân Xô Man mạnh mẽ, quả cảm, bất khuất trên con đường đấu tranh giành tự do. Họ đã dũng cảm đứng lên cầm vũ khí để bảo vệ buôn làng, núi rừng, sự sống…
+ Sau biến cố đau thương đó, Tnú cầm súng lên đường chiến đấu. Bằng đôi bàn tay tàn tật, anh vẫn lập được chiến công, trừng trị kẻ thù một cách đích đáng.
– Bằng tiếng nói của nghệ thuật, tác giả đã mang đến câu trả lời chính xác và sâu sắc cho câu hỏi: Vì sao đồng bào Tây Nguyên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đứng lên cầm vũ khí chiến đấu, bất chấp gian khổ, hi sinh? Đồng thời, nhà văn bày tỏ niềm tự hào, niềm tin tưởng vào sức sống mãnh liệt của một dân tộc, một đất nước anh hùng.