18/04/2018, 23:09

Tri thức và kĩ năng/7

Tuần trước tôi có cuộc thảo luận trong lớp của tôi về . Dường như là sinh viên vẫn còn bị lẫn lộn về những thuật ngữ này cho nên tôi đã giải thích cho họ điều dẫn tới thảo luận thêm về điều họ cần để thành công trong nghề nghiệp. Tôi nói với sinh viên của tôi: “ Tri thức là việc tiếp nhận ...

Tuần trước tôi có cuộc thảo luận trong lớp của tôi về . Dường như là sinh viên vẫn còn bị lẫn lộn về những thuật ngữ này cho nên tôi đã giải thích cho họ điều dẫn tới thảo luận thêm về điều họ cần để thành công trong nghề nghiệp.

Tôi nói với sinh viên của tôi: “Tri thức là việc tiếp nhận lí thuyết hay hiểu biết về một chủ đề. Chẳng hạn, sinh viên nghe bài giảng hay đọc sách về vòng đời phần mềm và hiểu chúng. Điều đó không có nghĩa là sinh viên có thể phát triển được phần mềm tương ứng vì họ đã không làm nó. Kĩ năng là sự thành thạo được phát triển qua huấn luyện và thực hành. Chẳng hạn, sinh viên học về vòng đời phần mềm rồi tuân theo qui trình để phát triển phần mềm như một phần của dự án trên lớp. Sinh viên biểu thị kĩ năng của mình trong việc tuân theo vòng đời bằng việc thu nhận yêu cầu, tiến hành thiết kế, thực hiện viết mã, và kiểm thử phần mềm.”

Tuy nhiên, tôi nói thêm: “Có thuật ngữ khác gọi là “khả năng” hay phẩm chất của việc có khả năng làm cái gì đó tốt hơn dựa trên kinh nghiệm. Có khác biệt giữa kĩ năng và khả năng. Kĩ năng là việc biết “cách làm” trong khi khả năng là “làm tốt hơn” do kinh nghiệm làm nó nhiều lần và học từ các kinh nghiệm thực tại. Chẳng hạn, khi sinh viên đỗ một môn học, điều đó nghĩa là họ đáp ứng “tiêu chí đánh giá” của giáo sư người dạy môn đó hay thoả mãn tiêu chí tiêu chuẩn được trường xác định. Sinh viên có tri thức nhưng có thể không có kĩ năng. Nếu bài kiểm tra hội tụ vào việc ghi nhớ một số sự kiện thì sinh viên có thể học để đỗ nó nhưng không có nghĩa họ biết cách làm nó. Có những sinh viên đỗ bài kiểm tra, thậm chí có bằng cấp nhưng vẫn không biết cách làm bất kì cái gì. Họ có tri thức nhưng không có kĩ năng.”

“Ngày nay bằng cấp không đảm bảo cho bất kì cái gì vì phần lớn các công ti đang tìm tri thức, kĩ năng và và khả năng trong qui trình thuê người. Trong phỏng vấn việc làm, công ti yêu cầu người tốt nghiệp viết mã, chứng minh tính hiệu quả thuật toán bằng việc giải quyết vấn đề và trả lời các câu hỏi kĩ năng mềm. Những cuộc phỏng vấn có thể kéo dài vài giờ hay thậm chí vài ngày. Một số trong các em đã qua những kiểu phỏng vấn này, có thể các em chia sẻ điều đó với lớp.”

Một sinh viên tình nguyện: “Trong cuộc phỏng vấn với Google, tôi phải viết mã trên bảng trước nhiều người cũng đang ghi chép. Có ba tổ, tất cả họ đều yêu cầu tôi biểu diễn kĩ năng viết mã của tôi và điều đó kéo dài trong hai giờ. Tôi có thời gian ngắn để nghỉ rồi đi sang các cuộc phỏng vấn thêm nữa nơi tôi phải giải quyết vấn đề bằng việc giải thích sự hợp lí, logic của tôi và viết vài thuật toán trên bảng. Trong thời gian đó, họ liên tục yêu cầu tôi giải thích giải pháp của tôi và tại sao tôi đã giải quyết vấn đề theo cách này. Sau đó, tôi đi ăn trưa với vài người và họ cũng hỏi tôi các câu hỏi về làm việc tổ, vấn đề với các thành viên tổ, những môn học mà tôi đã học và các hoạt động ngoại khoá khác. Sau bữa trưa, tôi phải gặp hai tổ nữa những người cho tôi nhiều vấn đề cá nhân để giải quyết. Đến cuối ngày, tôi hoàn toàn kiệt lực nhưng tôi tự tin rằng tôi có kĩ năng họ cần.”

Thảo luận lớp cũng dẫn tới vấn đề về “kẽ hở kĩ năng.” Tôi giải thích: “điều quan trọng cần hiểu vấn đề này vì cách sinh viên phát triển tri thức, kĩ năng, và khả năng có thể biến thiên. Một số người có thể học nhanh khi những người khác có thể chậm hơn và điều quan trọng với giáo sư là giám sát tiến bộ của sinh viên và điều chỉnh nhịp dạy. Nhiều giáo sư tuân theo lịch chặt chẽ vì họ muốn chắc rằng họ hoàn thành tài liệu môn học. Tuy nhiên, cách nhìn của tôi là khác vì tôi hội tụ vào điều sinh viên học và khả năng của họ áp dụng điều họ đã học thay vì tuân theo lịch biểu. Nếu tôi thấy rằng có vấn đề về tiếp thu tri thức, tôi yêu cầu sinh viên đọc nhiều hơn và bài kiểm tra hàng tuần sẽ hội tụ nhiều hơn vào lí thuyết. Nhưng nếu vấn đề là về kĩ năng, bài kiểm tra hàng tuần sẽ hội tụ vào áp dụng tri thức của họ. Cứ bốn tuần, tôi lại cho một bài kiểm tra yêu cầu họ làm việc trên những vấn đề ngắn tương tự như “bài kiểm tra hội tụ vào kĩ năng” để cho họ có thể thu được nhiều kinh nghiệm hơn và phát triển khả năng.

Bằng việc đi theo kĩ thuật dạy này một cách nhất quán trong nhiều năm, phần lớn sinh viên của tôi không có vấn đề gì trong phỏng vấn việc làm vì họ có thể biểu diễn tri thức, kĩ năng và khả năng của họ cho các công ti công nghệ.

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0