01/03/2018, 16:08

Tri thức và kĩ năng/4

Tri thức và kĩ năng -4 Tuần trước, tôi đã thảo luận với sinh viên về kĩ năng mà công nghiệp phần mềm cần. Khi tôi bảo họ rằng có nhiều việc làm cho xây dựng ứng dụng di động và làm việc với các ứng dụng bán sẵn trên thị trườngCommercial Off The Shelf (COTS) như SAP và PeopleSoft, một sinh viên ...

Tri thức và kĩ năng -4

Tuần trước, tôi đã thảo luận với sinh viên về kĩ năng mà công nghiệp phần mềm cần. Khi tôi bảo họ rằng có nhiều việc làm cho xây dựng ứng dụng di động và làm việc với các ứng dụng bán sẵn trên thị trườngCommercial Off The Shelf (COTS) như SAP và PeopleSoft, một sinh viên lập tức lên tiếng lo ngại rằng những điều đó không được dạy trong trường. Tôi giải thích: “Nhiều sinh viên KHÔNG biết khác biệt giữa điều được dạy trong trường và điều được liệt kê trên thị trường việc làm. Điều họ học trong trường là “tri thức”, khi những tri thức này được áp dụng vào cái gì đó đặc biệt, chúng được coi là “kĩ năng”. Thị trường việc làm thường KHÔNG liệt kê tri thức mà yêu cầu kĩ năng nào đó. Phần lớn các trường không dạy ứng dụng COTS đặc biệt như SAP hay PeopleSoft nhưng có dạy tri thức về Lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp Enterprise Resource Planning (ERP), quản lí quan hệ khách hàng Customer Relations Management (CRM) hay quản lí dây chuyền cung cấp Supply Chain Management (SCM). Chẳng hạn, trong môn 'Nhập môn Quản lí hệ thông tin', sinh viên CMU học về những tri thức và vấn đề này liên kết với việc thực hiện của chúng. Cùng điều này có thể được giải thích rằng sinh viên học các ngôn ngữ lập trình như C++, C# hay Java và dùng tri thức này để phát triển ứng dụng di động. Là sinh viên, bạn cần biết cách áp dụng điều bạn đã học để hoàn thành cái gì đó trong công nghiệp và tiếp tục học những điều mới khi làm việc. Điều bạn học trong trường là điều có thể được dạy nhưng điều bạn học khi làm việc là điều sẽ giúp bạn trong phần còn lại cuộc đời mình. Ngày nay, công nghệ thay đổi nhanh chóng, nếu bạn không bắt kịp bạn sẽ bị bỏ lại đằng sau.”

“Năm ngoái, IBM đã tiến hành một nghiên cứu về sinh viên đại học và đã thấy rằng 80 phần trăm sinh viên tin rằng họ sẽ đương đầu với công nghệ mới khi họ làm việc trong công nghiệp. Hơn 74 phần trăm số họ sẵn lòng trở lại trường để được tái đào tạo. Nghiên cứu này cũng thấy rằng 68 phần trăm sinh viên đã được đào tạo thêm, bên ngoài lĩnh vực học tập của họ, để đảm bảo rằng họ sở hữu kĩ năng nào đó trước khi tốt nghiệp cho nên họ có cơ hội tốt hơn để kiếm được việc làm. Nghiên cứu này thấy rằng sinh viên trong kinh doanh, tài chính và kế toán đã lấy nhiều lớp “công nghệ thông tin” bởi vì họ biết không có tri thức này, họ sẽ KHÔNG đi xa được trong nghề nghiệp của họ. Nghiên cứu này kết luận rằng ngày nay sinh viên hiểu rằng họ cần kĩ năng công nghệ để kiếm việc làm ngang qua nhiều lĩnh vực.”

“Ngày nay thị trường việc làm toàn cầu hiện thời đang trải qua thiếu hụt lớn về kĩ sư phần mềm, nhà khoa học máy tính, và người quản lí hệ thông tin. Thiếu hụt này KHÔNG phải duy nhất ở Mĩ hay châu Âu mà còn cả ở Ấn Độ và Trung Quốc vì nhu cầu này đang dâng lên cao đối với công nhân có kĩ năng công nghệ. Hiện thời, có tranh cãi ở quốc hội Mĩ về liệu có cho phép nhiều người có kĩ năng hơn được vào và làm việc ở Mĩ để chấm dứt xu hướng khoán ngoài đã từng xảy ra trong mười năm qua. Nhiều nghị sĩ tranh cãi rằng di dân mở sẽ giúp làm tăng thu nhập thuế vì công nhân nước ngoài cũng phải đóng thuế và giúp cho kinh tế Mĩ. Điều này là tốt hơn khoán ngoài đem công việc sang cho nước khác, mà không có lợi cho Mĩ. Tuy nhiên, thiếu hụt hiện thời lại nghiêm trọng tới mức phần lớn các công ty sẽ phải làm cả hai điều: Đem công nhân có kĩ năng vào (di dân mở) và gửi việc sang nước khoác (khoán ngoài công việc).”

“Toàn cầu hoá là hiện tượng mới của thế kỉ 21. Nó mở ra nhiều cơ hội để phát triển các nước, nếu họ biết cách nắm lấy chúng. Yếu tố then chốt là có “lực lượng lao động tri thức” mạnh bởi vì với tiến bộ của công nghệ, máy móc, và khoa học tiên tiến, “lực lượng lao động” sẽ phần lớn bị thay thế bằng máy móc do công nghệ thông tin (CNTT) điều khiển. Đó là lí do tại sao những công việc CNTT này sẽ bùng nổ vì nhu cầu vẫn tăng lên. Với toàn cầu hoá, mọi công ty đều phải vận hành hiệu quả và hiệu lực vì cạnh tranh là lớn. Để sống còn, các công ty phải cải tiến bằng việc áp dụng nhiều tự động hoá, thêm nhiều máy móc, nhiều robots, nhiều trang thiết bị và những điều này yêu cầu nhiều công nghệ thông tin tiên tiến. Nói cách khác, các công ty sẽ cần cần nhiều kiến trúc sư phần mềm, người thiết kế phần mềm, chuyên viên mạng, người quản lí hệ thông tin, chuyên viên yêu cầu phần mềm, chuyên viên cơ sở dữ liệu, người phát triển phần mềm, người kiểm thử, và người đảm bảo chất lượng. Ngày nay, các công ty không thể kiếm được đủ người có kĩ năng này trong nước riêng của họ, cho nên, họ phải tìm công nhân ở các nước khác như Đông Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Sự kiện là trong mười năm qua, mỗi năm Mĩ cho phép xấp xỉ 60.000 công nhân CNTT từ Ấn Độ tới và làm việc qua chương trình visa H1B, là bằng chứng về thiếu hụt trần trọng này. Tuy nhiên, số các công nhân CNTT từ các nước khác không được làm tài liệu tốt nhưng được giả định là nó cũng gần một trăm nghìn người. Ở châu Âu, biên giới mở hơn cho nên số công nhân CNTT nước ngoài đang làm việc được ước lượng là hơn một triệu. Ngay cả với các công nhân nước ngoài thêm vào cho lực lượng lao động hiện thời, thị trường việc làm cho CNTT vẫn trong thiếu hụt vì cầu vẫn tăng lên nhanh hơn cung.”

“Cho dù với suy thoái kinh tế, nhu cầu về công nhân CNTT vẫn cao. Hiện thời, các công ty đang tìm người có tri thức công nghệ thông tin rộng có thể được áp dụng qua nhiều khu vực. Không còn việc công nhân phần mềm sẽ làm việc trong công nghiệp phần mềm mà họ có thể làm việc trong nhiều khu vực, từ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng tới chế tạo, bán và thậm chí trong kinh doanh giải trí. Nhu cầu như vậy đã dẫn nhiều đại học tới cung cấp các môn “liên ngành” giữa các trường kĩ nghệ, khoa học máy tính và kinh doanh. Bất kể liệu sinh viên chuyên về kinh doanh, tài chính hay thương mại, việc học các môn công nghệ thông tin thêm là điều đúng cần làm. Nó sẽ giúp cho sinh viên hiểu cách công nghệ có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp khác nhau và cho sinh viên ưu thế hơn trong tìm việc tương lai của họ.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Phát triển kĩ năng học tập ở đại học
  • Biên tập và xuất bản: Trung tâm thông tin Đại học Văn Lang, Tp Hồ Chí Minh – 11/2014
  • Nguồn: Các bài viết dùng để soạn ra cuốn sách này lấy từ Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0