Cách mạng công nghệ thông tin
Trong năm mươi năm qua, Công nghệ thông tin đã làm thay đổi mọi thứ, từ văn phòng nhỏ tới công ti lớn; từ cơ xưởng tới trung tâm công nghiệp, nhưng những công nghệ này cũng sớm đẩy mọi thứ vào “xoáy lốc thay đổi” với trí tuệ nhân tạo và tự động hoá để có tính hiệu quả và hiệu lực tối ...
Trong năm mươi năm qua, Công nghệ thông tin đã làm thay đổi mọi thứ, từ văn phòng nhỏ tới công ti lớn; từ cơ xưởng tới trung tâm công nghiệp, nhưng những công nghệ này cũng sớm đẩy mọi thứ vào “xoáy lốc thay đổi” với trí tuệ nhân tạo và tự động hoá để có tính hiệu quả và hiệu lực tối ưu. Không có hành động đúng, nhiều công ti sẽ không có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ.
Để hiểu tác động của công nghệ thông tin, chúng ta cần quay lại trên năm mươi năm trước khi Gordon Moore dự đoán rằng năng lực của chip máy tính có thể tăng gấp đôi cứ sau 18 tháng (Luật Moore). Kể từ đó máy tính ngày càng nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn, nhưng phần cứng máy tính chỉ mới là bắt đầu. Trong những ngày đầu của máy tính, chỉ vài nhà khoa học mới có thể dùng được máy tính lớn trị giá hàng triệu đô la. Năm 1977, Steve Jobs tạo ra một máy tính nhỏ hơn có tên là “Apple” mà cũng có thể làm một số chức năng tương tự như máy tính lơn hơn chỉ với giá vài nghìn đô la. Công ti Apple bắt đầu một cuộc cách mạng mới với máy tính giá thấp hơn mà sẵn có cho mọi người. Tuy nhiên, máy tính nhỏ vẫn còn khó dùng; chỉ vài người mới có thể lập trình cho nó được. Vào đầu những năm 1980, Bill Gates đã tạo ra phần mềm giúp cho mọi người dùng máy tính cá nhân với đào tạo tối thiểu. Kể từ đó, máy tính cá nhân đã ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt với sinh viên đại học. Bill Gates có viễn kiến làm cho máy tính thành sẵn có cho mọi gia đình ở Mĩ, cho nên ông ấy đã khuyến khích mọi người viết ứng dụng phần mềm cho máy tính cá nhân. Với phần mềm dễ dùng hơn sẵn có, máy tính cá nhân trở nên phổ biến hơn, và cuối cùng thay thế cho máy tính lớn làm máy tính cho mọi người.
Máy tính cá nhân là tốt cho sử dụng ở gia đình nhưng không tốt cho doanh nghiệp vì chúng là thiết bị biệt lập. Phát kiến tiếp đã thúc đẩy việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong doanh nghiệp là việc tạo ra Internet. Nó đã làm cho mọi máy tính thành có thể nói chuyện được lẫn nhau qua mạng internet. Internet cho phép mọi người truy nhập vào thông tin từ bất kì chỗ nào, bất kì lúc nào và cho bất kì người nào có máy tính. Trong những ngày đầu, việc truy nhập thông tin dùng máy tính là khó, chỉ những người quen thuộc với máy tính mới có thể làm được điều đó. Năm 1998, hai sinh viên Stanford đã tạo ra một “động cơ tìm kiếm” đơn giản, dễ sử dụng có tên là “Google” điều cho phép bất kì ai tìm ra bất kì thông tin nào mà họ cần mà không cần đào tạo gì.
Đến năm 2000, máy tính (phần cứng), ứng dụng (phần mềm), và viễn thông (Internet & di động) đã dần được dùng trên khắp thế giới và đã bắt đầu cuộc cách mạng Công nghệ thông tin làm thay đổi mọi thứ. Nhiều công ti nhận ra rằng những công nghệ này không chỉ tăng tốc mọi thứ mà còn tạo khả năng cho những ý tưởng mới như kinh doanh trực tuyến, email, mạng xã hội, tự động hoá, và khoán ngoài, v.v. Chẳng hạn, máy trả tiền tự động (ATM) làm cho ngân hàng vận hành 24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần. Kinh doanh trực tuyến cho phép mọi người mua và bán mọi thứ qua Internet, không phải rời khỏi nhà họ. Trong vòng vài năm, nhiều phát kiến công nghệ hơn được tạo ra, và nhiều thay đổi hơn đã xảy ra, và đã làm thay đổi hoàn toàn mọi doanh nghiệp, mọi nước, và mọi người.
Bắt đầu từ năm 2010, tự động hoá cơ xưởng và robot đã tiếp quản việc làm của con người. Nhiều nhà điều hành doanh nghiệp và nhà kinh tế đã coi tự động hoá như một xu hướng kinh tế, không chỉ là xu hướng công nghệ. Tự động hoá có thể cải tiến hiệu quả và giảm chi phí. Là xu hướng kinh tế toàn cầu, nó thúc đẩy các công ti và các nước cạnh tranh vì lợi nhuận cao hơn. Theo nghiên cứu của Đại học Oxford, đến năm 2020, 47% việc làm của Mĩ sẽ bị thay thế bởi robots và tự động hoá, nhưng 82% việc làm, phần lớn ở các nước đang phát triển, sẽ biến mất vì tự động hoá. Tuy nhiên, những người làm việc trong văn phòng hay trong các vị trí quản lí vẫn tin rằng robots chỉ tác động tới công nhân lao động mà không thể lấy đi việc làm của họ được. Họ không biết những công nghệ này có thể thay đổi nhanh làm sao. Ngày nay trí tuệ nhân tạo (AI) đã được sử dụng trong robots. Những robot này đang đủ thông minh để thay thế con người trong văn phòng nhanh hơn họ có thể tưởng tượng. Một chuyên viên công nghệ viết: “Nếu bạn nghĩ robots không thể lấy được việc làm của bạn, bạn nên nhìn kĩ hơn vì chúng ĐANG lấy đi việc làm của bạn BÂY GIỜ.”
Vài năm trước, nếu ai đó bảo bạn rằng thế hệ máy tính tiếp sẽ không có bàn phím, bạn có lẽ nghĩ điều đó là không thể được. Ngày nay với công nghệ nhận dạng tiếng nói, con người không cần gõ mà đọc ra lệnh cho máy tính, và nó sẽ làm bất kì cái gì bạn muốn. Chẳng hạn, bạn có thể mua Echo của Amazon hay Google Home dưới hai trăm đô la và bảo chúng điều bạn muốn. Những thiết bị này hiểu chỉ lệnh của bạn và làm bất kì điều gì bạn yêu cầu. Vài năm trước, nếu ai đó bảo bạn rằng ô tô có thể tự lái xe, bạn có thể nghĩ đó chỉ là viễn tưởng khoa học. Ô tô tự lái có ở đây, và chúng đang được kiểm thử ở nhiều thành phố cho việc bán sang năm. Tháng trước, tôi đã thấy robots phục vụ thức ăn ở nhà hàng ở San Francisco. Tôi cũng thấy robots làm việc như người tiếp tân trong nhiều khách sạn và văn phòng. Tuần trước, tôi ngạc nhiêu khi bắt gặp robots đang được kiểm thử để làm việc như dược sĩ. Người quản lí bảo tôi rằng những robots này đã nhận được đơn thuốc từ bác sĩ, cấp thuốc cho bệnh nhân, và theo dõi việc trả tiền của họ mà không sai lầm. Ông ấy nói: “Trong vài năm nữa, chúng tôi sẽ dùng chúng thay cho người thực. Chúng có thể làm việc 24 giờ không nghỉ và không bao giờ phàn nàn.” Ngay cả ngày nay, nhiều người vẫn không biết rằng quá nửa báo chí ở Mĩ đang dùng các robots thông minh để viết về các tin tức thể thao, thời tiết và giao thông. Chẳng bao lâu robots với trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người trong các việc làm mà không ai nghĩ chúng có thể được tự động hoá. Ngay cả Bill Gates cũng ngạc nhiên về thay đổi này và cảnh báo rằng trí tuệ nhân tạo có thể sớm là “mối đe doạ” cho con người.
Mặc dầu các kiểu việc làm mới sẽ được tạo ra để thay thế cho những việc đã mất, phần lớn sẽ yêu cầu giáo dục và đào tạo khác. Điều đó có nghĩa là mọi hệ thống giáo dục đều phải thay đổi nhanh chóng bằng việc hội tụ vào khoa học, công nghệ, kĩ nghệ, và toán học (STEM). Tuy nhiên, nhấn mạnh nên vào công nghệ vì nó là nền tảng của mọi việc làm tương lai. Ngày nay có nhiều việc làm hơn với lương cao hơn sẵn có cho người tốt nghiệp với kĩ năng chuyên sâu. Chẳng bao lâu nữa, những thay đổi kinh tế sẽ xảy ra ở mọi nước, một số nước sẽ thịnh vượng lên, và số khác sẽ bị bỏ lại sau. Thịnh vượng tương lai sẽ nghiêng về các nước có thể thích nghi với những thay đổi này bằng việc có hệ thống giáo dục tốt nhất và lực lượng lao động tốt nhất.
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng công nghệ
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University