Trí khôn nhân tạo/3
Tuần trước một sinh viên hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra cho con người nếu kiểm soát mọi thứ?” Vì đây là chủ đề thú vị cho nên tôi cho phép cả lớp có thảo luận dài mà không đi vào kết luận nào. Tôi bảo sinh viên của tôi: “Ngày nay Trí khôn nhân tạo (AI) đã tác động tới nhiều thứ. Các ...
Tuần trước một sinh viên hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra cho con người nếu kiểm soát mọi thứ?” Vì đây là chủ đề thú vị cho nên tôi cho phép cả lớp có thảo luận dài mà không đi vào kết luận nào.
Tôi bảo sinh viên của tôi: “Ngày nay Trí khôn nhân tạo (AI) đã tác động tới nhiều thứ. Các công ti đang đầu tư hàng tỉ đô la vào nghiên cứu AI và tiến bộ đang làm thay đổi nhanh chóng nhiều thứ, ngay cả với các nhà khoa học đang làm việc trên nó. Chẳng hạn, các công ti thương mại tài chính và chứng khoán đang dùng AI để kiểm soát thị trường chứng khoán và phần lớn làm rất tốt, một số công ti thương mại đang thay con người bằng robots. Tôi cảnh báo sinh viên: “Vì các em biết về AI. Đừng chơi thị trường chứng khoán, các em không thể đánh bại được robots đang làm kinh doanh chứng khoán tốt hơn và nhanh hơn.” Trong vài năm qua, Google đã dùng AI để cải tiến động cơ tìm kiếm của nó nhanh chóng và chính xác hơn, và Amazon cũng dùng AI để giúp khách hàng mua các thứ trực tuyến nhanh hơn. Đó là lí do tại sao hai công ti này làm tốt thế và đánh bại các đối thủ cạnh tranh khác. Ngày nay có hàng trăm thuật toán AI, từng thuật toán chuyên môn hoá vào một nhiệm vụ phức tạp nhưng sẽ sớm có nhiều hơn vì máy có thể học được nhiều thứ và “tự lập trình nó″ để làm mọi thứ mà không có người lập trình. Mục đích tối thượng của AI là mọi máy đều có thể tự học và làm tốt hơn con người. Một số nhà khoa học tin sẽ cần 20 tới 30 năm để AI tới điểm đó nhưng điều đó làm cho nhiều người lo nghĩ.”
Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng AI sẽ lấy đi việc làm của con người, hàng triệu việc làm như lái xe tải, lái xe taxi, công nhân cơ xưởng, người bán hàng, người tiếp tân và thư kí v.v sẽ mất đi trong vài năm tới. Họ hỏi: “Cái gì sẽ xảy ra khi hàng triệu người bị thất nghiệp?” Một kịch bản điển hình là toàn thế giới có thể bị đảo lộn nơi hỗn độn xảy ra trước hết trong các nước đang phát triển và chiến tranh có thể lan rộng khắp thế giới. Kịch bản khác là máy sẽ trở nên khôn hơn và tiêu diệt con người như trong các phim khoa học viễn tưởng. Nhiều nhà khoa học đã kí đơn thỉnh cầu đề nghị các công ti và chính phủ dừng nghiên cứu về AI vì nếu thế giới bị tiếp quản bởi robots điều đó sẽ là tồi tệ cho mọi con người. Cả Bill Gates và Elon Musk đều đã lặp lại cảnh báo về AI có thể phá huỷ toàn thể hành tinh trong vài giây.
Khi chúng tôi tiếp tục thảo luận chủ đề về AI trong lớp, các sinh viên bắt đầu lo nghĩ về các khả năng. Dường như những “máy khôn ngoan” này có thể làm toàn thế giới thành đảo lộn và thậm chí chấm dứt loài người. Một sinh viên hỏi: “Thầy nghĩ chúng ta có thể dừng nó lại được không?” Nhưng sinh viên khác cãi: “Một số nước có thể dừng nó lại nhưng các nước khác có thể không, cho nên nghiên cứu này sẽ tiếp tục.” Một sinh viên nói thêm: “Có ích lợi của việc dùng AI, một số công ti sẽ dùng AI nếu có lợi nhuận cho họ cho dù họ biết các hậu quả nguy hiểm.” Tôi nói với lớp: “Đây là vấn đề, một số người sẽ nhìn vào ích lợi riêng của họ nhưng không nhìn vào hậu quả rộng hơn. Đó tất cả chỉ là tham và dốt. Con người tạo ra công nghệ nhưng một số người không nghĩ xa hơn về điều công nghệ có thể được dùng làm gì. Giống như nhiều thứ, công nghệ có thể giúp con người nhưng nó cũng có thể làm hại con người nữa. Tất cả chúng ta tới trường để được giáo dục và người có giáo dục làm gì? Để có việc làm? Để phát triển công nghệ mới? Để được giầu có? Để được nổi tiếng? Để giúp đỡ người khác? Chính chọn lựa của chúng ta và cách chúng ta hành động, cách chúng ta cư xử, chúng ta có thể làm cho thế giới tốt hơn hay tồi hơn, điều đó là tuỳ vào chúng ta.”
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.