27/02/2018, 23:15

Trẻ được nuôi trong lồng kính ít có nguy cơ trầm cảm

Theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí “Nghiên cứu tâm thần học”, trẻ em sau khi sinh được nuôi trong lồng kính sẽ giảm nguy cơ trầm cảm 3-4 lần khi lớn lên. Ảnh một bé gái đang được nuôi trong lồng kính. Trẻ em sau khi sinh được nuôi trong lồng kính sẽ giảm đi nguy cơ trầm cảm ...

Theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí “Nghiên cứu tâm thần học”, trẻ em sau khi sinh được nuôi trong lồng kính sẽ giảm nguy cơ trầm cảm 3-4 lần khi lớn lên.

Ảnh một bé gái đang được nuôi trong lồng kính. Trẻ em sau khi sinh được nuôi trong lồng kính sẽ giảm đi nguy cơ trầm cảm 3-4 lần khi lớn lên theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí.

Phát hiện gây nhạc nhiên này được đưa ra bởi các nhà khoa học thuộc trường đại học Montreal và trung tâm nghiên cứu tại bệnh viện Sainte Justine cộng tác cùng các nhà nghiên cứu của trường đại học McGill, trung tâm nghiên cứu tại bệnh viện Douglas và Viện nghiên cứu tâm thần học tại trường cao đẳng Hoàng gia tại Anh Quốc.

“Ở loài động vật có vú nói chung, sự chia tách sớm xảy ra giữa mẹ và con sau khi sinh luôn được coi là một khoảng thời gian quan trọng có thể ảnh hưởng tốt đến vấn đề ứng xử khi trưởng thành sau này của đứa trẻ,” theo đồng tác giả Richard E .Tremblay-giáo sư nghành tâm lý học và tâm thần học tại trường đại học Montréal và là giám đốc đơn vị nghiên cứu về đánh giá tâm lý xã hội học ở trẻ em tại Trung tâm nghiên cứu bênh viện Sainte Justine nhận xét. “Theo giả thuyết của chúng tôi thì sự chia tách giữa mẹ và con do trẻ được nuôi trong lồng kính có thế làm tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ khi chúng bước vào độ tuổi vị thành niên. Thay vào đó, chúng tôi lại phát hiện ra rằng lồng kính có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm đến 2-3 lần ở trẻ dưới độ tuổi 21”.

“Nghiên cứu tâm thần học”. (Ảnh: :iStockphoto/Jacqueline Hunkele)

Trong nghiên cứu này, trước hểt các nhà khoa học kiểm tra ảnh hưởng của lồng kính tới chứng trầm cảm khi lớn, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu xuyên suốt mẫu của 1212 trẻ em được chọn cho một nghiên cứu tiến hành năm 1986. Những đứa trẻ này được chọn từ nhà trẻ Quebec; các vấn đề trong điều kiện sinh hoặc biến chứng sau khi sinh hoặc được nuôi trẻ trong lồng kính của chúng đã được lưu lại trong hồ sơ bệnh viện. Khi trẻ được 15- 21 tuổi, các nhà nghiên cứu bắt đầu tiến hành đánh giá tình trạng tinh thần của chúng. Họ đã nhận thấy rằng:

• Trong số 16.5% trẻ em được nuôi trong lồng kính thì chỉ có 5% có thể bị ảnh hưởng trầm cảm trước tuổi 21.

• Trong số những đứa trẻ tham gia thí nghiệm mà không được nuôi trong lồng kính, 9% bị trầm cảm và đó là tỷ lệ trung bình cho toàn xã hội.

• Mối tương quan giữa chứng trầm cảm giảm và việc nuôi trẻ trong lồng kính được xét ở góc độ phân tích lứa tuổi, cân nặng khi sinh, hoàn cảnh gia đình hay sự trầm cảm ở người mẹ.

Nhóm các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng các bé gái ít có khả năng bị trầm cảm hơn đến 3 lần khi bước vào tuổi 15 nếu chúng được nuôi trong lồng kính sau khi sinh. “Sự khác biệt này là do các bé gái dễ bị trầm cảm hơn các bạn nam khi bước vào tuổi vị thành niên trong khi đó các bạn nam lại dễ mắc bệnh này hơn khi bước qua tuổi này.” theo như kết luận của đồng tác giả nghiên cứu Frank Vitaro- giáo sư trường đại học Montréal và là thành viên trong nhóm nghiên cứu về tâm lý học xã hội ở trẻ.

Chuỗi các yếu tố tâm sinh lý học

Nhóm nghiên cứu đã nhận ra rằng các yếu tố kích thích trực tiếp hay gián tiếp – không chỉ có lồng kính- cũng có thể giúp làm giảm đi chứng bệnh trầm cảm. Ví dụ, lồng kính điều chỉnh môi trường để nhiệt độ cơ thể, quá trình oxi lên não, âm thanh và ánh sáng được tối đa hoá sự phát triển của thần kinh. Thêm vào đó, trẻ em được nuôi trong lồng kính thường nhận được nhiều tình cảm từ bố mẹ hơn khi còn nhỏ vì lúc đó chúng rất dễ bị tổn thương.

“Nuôi trẻ trong lồng kính không phải là cách duy nhất giúp trẻ tránh mắc chứng bệnh trầm cảm khi lớn lên. Chúng tôi tin rằng lồng kính là sự khởi đầu cho một chuỗi yếu tố tâm sinh lý phức tạp nhằm giúp giảm thiểu chứng bệnh trầm cảm.” Đó là nhận xét của David Gourion- từng công tác tại Trung tâm nghiên cứu bệnh viện Sainte Justine và đại học Montréal, hiện là nhà nghiên cứu tâm thần học tại bệnh viện Sainte-Anne ở Paris.

0