25/04/2018, 22:45

Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX...

Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ XIX gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân lao động. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ XIX gây ra nhiều đau khổ cho nhân ...

Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ XIX gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân lao động.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ XIX gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân lao động. Trong hoàn cảnh ấy, một số nhà tư tưởng tiến bộ đương thời đã nghĩ đến việc xây dựng một xã hội mới, không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình.. Nổi tiếng nhất là các nhà tư tưởng Xanh Xi-mông (1760-1825), Phu-ri-ê (1772-1837) ở Pháp và Ô-oen (1771-1858) ở Anh. Đó là những nhà xã hội không tưởng, vì tư tưởng của họ không thể thực hiện được trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn được duy trì và phát triển.

Hê-ghen và Phoi-ơ-bách là những nhà triết học nổi tiếng của Đức. Hê-ghen là nhà triết học duy tâm khách quan, còn Phoi-ơ-bách tuy đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật, nhưng siêu hình khi xem những thời kì lịch sử xã hội loài người không hề phát triển mà chỉ có sự khác nhau do sự thay đổi về tôn giáo.

Hình 20. Hê-ghe (1770-1831)

Hình 21.Phoi-ơ-bách (1804-1872)

Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển phát sinh ở Anh với các đại biểu nổi tiếng là Xmít và Ri-các-đô (1772-1823). Tuy có công trong việc mở đầu :lí luận về giá trị lao động, nhưng hai ông chỉ nhìn thấy mối quan hệ giữa vật và vật (hàng hóa này đổi hàng hóa khác) chứ chưa nhìn thấy mối quan hệ giữa người với người đằng sau sự trao đổi hàng hóa.

Cùng với sự phát sinh và phát triển của giai cấp cấp vô sản, phong trào công nhân, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được Lê-nin phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.

Hình 22. A-đam Xmít (1723-1790)

Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sự thừa kế có chọn lọc và phát triển những thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà loài người đã đạt được, chủ yếu từ đầu thế kỉ XIX. Trong những thành tựu ấy, nổi bật là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào, thuyết tiến hóa của các giống loài, các trào lưu triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh và lí luận của chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân, thực tiễn đấu tranh của phong trào cách mạng vô sản thế giới, từ  đó hình thành hệ thống lí luận mới, vừa cách mạng vừa khoa học. Học thuyết của các ông bao gồm 3 bộ phận chính: triết học, kinht tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Chủ nghĩa Mác-Lênin là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản và mở ra một kỉ nguyên  mới cho sự phát triển của khoa học (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội-nhân văn).

0