Trái đất nóng lên không hoàn toàn do con người?
Nhà vật lý nổi tiếng Ấn Độ, Udupi Ramachandra Rao đã xem xét lại vai trò của tia vũ trụ trong quá trình nóng lên của Trái đất và thấy nó lớn hơn người ta thường nghĩ trước đây. Nhà vật lý nổi tiếng người Ấn Độ, Udupi Ramachandra Rao. (Ảnh: Wikipedia) Theo ý kiến của ông, Liên Hợp Quốc ...
Nhà vật lý nổi tiếng Ấn Độ, Udupi Ramachandra Rao đã xem xét lại vai trò của tia vũ trụ trong quá trình nóng lên của Trái đất và thấy nó lớn hơn người ta thường nghĩ trước đây.
Nhà vật lý nổi tiếng người Ấn Độ, Udupi Ramachandra Rao. (Ảnh: Wikipedia)
Theo ý kiến của ông, Liên Hợp Quốc (LHQ) đã nhận định cao quá mức về trách nhiệm của con người đối với quá trình Trái đất nóng lên thông qua việc thải các khí nhà kính và cần đánh giá lại ảnh hưởng của các tia vũ trụ đến các đám mây và khí hậu.
Các kết luận của ông Rао, người những năm 1980 đứng đầu Tổ chức nghiên cứu vũ trụ của Ấn Độ, đã công bố trong những công trình nghiên cứu của mình và trình bày tại một Hội nghị họp tại Goa.
Nhà khoa học này cho rằng, các chuyên gia của LHQ đã đánh giá trách nhiệm của con người trong việc làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái đầt (0,75 độ C) cao hơn sự thật tới 60%. Ông Rao đã đi đến kết luận này sau khi phân tích rất cẩn thận và có hệ thống các số liệu về cường độ của tia vũ trụ trong nhiều năm gần đây.
Theo ông, những hạt cơ bản từ vũ trụ như nơtron và electron có khả năng làm xuất hiện những đám mây trong bầu khí quyển của Trái đất. Việc giảm cường độ bức xạ vũ trụ sẽ dẫn đến giảm các đám mây trên bầu trời, khiến các tia vũ trụ tác động đến bề mặt hành tinh nhiều hơn và vì vậy trái đất bị nóng lên mạnh hơn.
Bộ trưởng Bộ Thiên nhiên và Kinh tế rừng Ấn Độ, bà Jairam Ramesh bình luận về kết luận này rằng, bà không phủ nhận hiệu ứng nhà kính đối với sự nóng lên toàn cầu nhưng cấn phải đánh giá lại cho đúng mới có thể đưa ra những biện pháp để chống lại sự nóng lên đó.
Bà nói: "Chúng tôi không bác bỏ nhận định là hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân, chúng tôi chỉ muốn mở rộng những quan điểm khoa học sang cả những yếu tố khác nữa, không liên quan đến hiệu ứng nhà kính nhưng cũng “đóng góp” đáng kể khiến nhiệt độ Trái đất trong những năm qua tăng lên rõ rệt”.