Người tiền sử ăn thịt lẫn nhau
Phương pháp mới giúp xác định những dấu gặm trên xương cho thấy người tiền sử bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách…ăn thịt người khác. Ảnh minh họa. (Nguồn internet) Phát hiện này, sẽ được công bố trên chuyên san The Journal of Human Evolution số tháng giêng năm 2011, đã củng cố ...
Phương pháp mới giúp xác định những dấu gặm trên xương cho thấy người tiền sử bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách…ăn thịt người khác.
Ảnh minh họa. (Nguồn internet)
Phát hiện này, sẽ được công bố trên chuyên san The Journal of Human Evolution số tháng giêng năm 2011, đã củng cố những lý thuyết trước đây cho rằng những người đầu tiên trở lại khu vực giờ đây là nước Anh sau thời đại băng hà mới nhất đã thực hành thói quen ăn thịt người cách đây 12.000 năm.
Khu vực kể trên còn lưu lại dấu vết của những bữa tiệc rùng rợn là tại hang Gough ở Somerset, Anh.
Đó là chiến lược để tồn tại, theo các chuyên gia.
Một lý do nữa là khi một người qua đời, không thể cứ để cái xác nằm yên một chỗ vì điều này có thể thu hút những động vật ăn thịt đầy nguy hiểm tấn công nhóm.
Chuyện ăn thịt người không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc kẻ ăn thịt giết chết một cá nhân để thỏa mãn nhu cầu đói khát.
Để xác định những dấu vết con người để lại khi nhai hoặc gặm xương, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu của 4 nhóm người châu Âu khác nhau khi họ ăn sống cũng như nấu thịt, xương các loài động vật.
Họ cũng nghiên cứu xương mà người Koi ở Namibia đã nhai vào những năm 1960. Người Koi thường không nấu thức ăn nhiều như người châu Âu, nên dấu vết để lại trên xương cũng nhiều hơn.
Các chuyên gia đồng thời phân tích luôn các bộ sưu tập xương hóa thạch của người cổ đại được tìm thấy ở Tây Ban Nha, Anh và vùng Caucasus.