Trái cây tháng hai ở nẻo Bắc Cực
Trên khắp mình đào ưng ửng hồng, có những sợi lông tơ óng ánh như lông trên mặt cô gái dậy thì. Cứ cầm ở tay chơi, đã thấy ngan ngat thơm rồi nhưng nếu anh đưa lên miệng cắn một miếng thì anh sẽ giật mình vì cái thơm của đào không có thứ trái cây gì sánh kịp, mà có cắn một miếng như thế anh mới lại ...
Trên khắp mình đào ưng ửng hồng, có những sợi lông tơ óng ánh như lông trên mặt cô gái dậy thì. Cứ cầm ở tay chơi, đã thấy ngan ngat thơm rồi nhưng nếu anh đưa lên miệng cắn một miếng thì anh sẽ giật mình vì cái thơm của đào không có thứ trái cây gì sánh kịp, mà có cắn một miếng như thế anh mới lại càng thấy trái đào hé mở đẹp không biết bao nhiêu. Trong ruột đào, bật lên một màu hồng có những chỉ đỏ cánh sen ôm lấy một cái hột đỏ cùng máu, nhưng sậm hơn một chút, ướt hơn một ...
Trên khắp mình đào ưng ửng hồng, có những sợi lông tơ óng ánh như lông trên mặt cô gái dậy thì. Cứ cầm ở tay chơi, đã thấy ngan ngat thơm rồi nhưng nếu anh đưa lên miệng cắn một miếng thì anh sẽ giật mình vì cái thơm của đào không có thứ trái cây gì sánh kịp, mà có cắn một miếng như thế anh mới lại càng thấy trái đào hé mở đẹp không biết bao nhiêu. Trong ruột đào, bật lên một màu hồng có những chỉ đỏ cánh sen ôm lấy một cái hột đỏ cùng máu, nhưng sậm hơn một chút, ướt hơn một chút.
Ở miền Nam nước Việt, sang tháng hai ta có không biết bao nhiêu thứ trái cây: nào mận, nào xoài, nào cam, nào quýt, nào vú sữa… thứ nào cũng ngon, thứ nào cũng quí, nhưng tại sao tôi vẫn cứ mơ ước những trái đào Thổ ở Cao Bằng, Lào Cai, Sa Pa hay ở biên thùy giáp Vân Nam, nhìn sang ngọn Tây Phàn? Tôi nhớ những buổi trong sáng cùng nằm trên cỏ với những cô nàng người Thổ, bỏ một hào bạc ra ăn cả một vườn đào, muốn hái bao nhiêu tùy ý, ăn kì chán thì thôi, y như là ta ăn măng cụt, ăn sầu riêng ở miệt vườn Lái Thiêu, hay cam hoặc bưởi ở bên kia sông Tam Hiệp. Ăn như thế mới đã đời!
Vừa ăn, vừa nhớ đến những câu chuyện cũ nói về những con chim ăn đào tự bên Tàu rồi tha hột về đánh rơi ở trên miệt núi biên thùy, đâm chồi, mọc cây, sống cả hàng thế kỉ, đem lại cho ta những quả đào sơn dã đỏ tía như đào tiên mà Đông Phương Sóc ăn trộm trong vườn đào bà Tây Vương Mẫu, hoặc những chuyện ma xó canh vườn đào, ai ăn trộm một trái thì đếm một, ăn hai trái thì đếm hai…, anh cảm thấy anh sống một cuộc đời huyền thoại.
Anh mơ về một ngày xa xưa đã từng phiêu bạt đến ở một “bản” Thổ ở Lào Cai với một gia đình Thổ, ngày ngày trông sang Hồi Kiều, tưởng tượng đến sự tốt tươi của trai gái đùa cười trong nắng lung linh như ngọc.
Từ năm giờ chiều, tuyết xuống phủ các thôn xóm ngút ngàn. Ngồi nhìn ra chung quanh, anh cảm thấy đắm chìm trong một sa mạc lạnh tê, trắng xóa, vừa nên thơ, vừa ghê rợn vì thỉnh thoảng lại nghe thấy một con chim kêu quái gở hay tiếng của một đoàn sơn cẩu nhìn lên mặt trăng buồn hiu hiu mà tru lên. Anh sởn da gáy nhưng trong lòng thì cảm thấy như nóng lắm. Lúc ấy mà bước xuống thang, ra vườn hái lấy một hai quả tuyết lê ăn, anh thấy tỉnh táo một cách lạ kì và đồng thời mang máng thấy rằng sông ở đất Bắc vào cái cữ giêng hai sướng quá, sướng không chịu nổi. Cây lê có tuyết phủ trông như vẽ ở trong một bức tranh một xứ lạnh Âu châu.
Trái lê cũng thế: đúng là một trái cây bằng thủy tinh. Anh cầm trái lê, khẽ gõ vào chân thang, băng tuyết phủ ở bên ngoài rụng xuống. Lấy dao bổ ra, thưởng thức từng miếng nhỏ, tôi đố có thứ trái cây ướp tủ lạnh nào ngọt xớt, dịu hiền và thơm ngát thơm ngào như thế! Anh không cần nhai, cứ đè lưỡi xuống lê thì nó đã tan ra từ lúc nào rồi.
Móc coọc cũng thuộc loại này và cũng kết trái vào tháng này, cũng ve vuốt khẩu cái của người ăn như thế, nhưng hơi cứng mình một chút. Tuy nhiên, yêu quá là yêu, nên ăn thế nào cũng thấy ngon vì cái ngon lành của mỗi thứ có tính cách riêng biệt, cũng như mỗi dây trong chiếc tì bà reo lên một thứ tiếng tơ đồng khác nhau.
Có phải là tại mình thương yêu phần tử nên yêu luôn từ bông hoa mà yêu xuống đến trái cây, yêu từ cái lá hòe lăn tăn mà yêu lan sang chùm hoa mộc?
Hay là quả thật, như nhiều người vẫn nói, trái bí ở đây to mà kém ngon, con gà lớn mà kém thịt, trái đu đủ bự mà kém thơm? Tôi cũng đã ăn phật thu ở đây rỗi, nhưng cứ nói thực không việc gì đối trá, sao trái phật thủ Bắc bầy trên bàn thờ ông bà ngày tết, đến tháng hai bổ ra vẫn có cái hương vị khác trái phật thủ ở đây?
Tháng hai của Bắc Việt xa xưa ơi, yêu tháng hai quá và nhớ tháng hai nhiều lúc đến biếng cười biếng nói.
Biết đến bao giờ người lữ khách mới lại được thấy lại cái tháng hai ngày xưa của nẻo Bắc cách mấy mươi trùng thương nhớ?