Trắc nghiệm Vật lý 10: Ôn tập cuối chương 1
Trắc nghiệm Vật lý 10: Ôn tập cuối chương 1 Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 10 có đáp án Trắc nghiệm Vật lý 10 là bộ tài liệu đã được VnDoc.com tổng hợp gồm 28 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đá án và lời ...
Trắc nghiệm Vật lý 10: Ôn tập cuối chương 1
Trắc nghiệm Vật lý 10
là bộ tài liệu đã được VnDoc.com tổng hợp gồm 28 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đá án và lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh rèn luyện giải bài tập Vật lý 10 một cách nhanh và chính xác. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.
Câu 1: Trên một đoạn đường thẳng dài 120 km, một chiếc xe chạy với tốc độ trung bình là 60 km/h. Biết rằng trên 30 km đầu tiên, nó chạy với tốc độ trung bình là 40 km/h, còn trên đoạn đường 70 km tiếp theo, nó chạy với tốc độ trung bình là 70 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường còn lại là?
A. 40 km/h.
B. 60 km/h.
C. 80 km/h.
D. 75 km/h.
Câu 2: An nói với Bình: “Mình đi mà hóa ra đứng; cậu đứng mà hóa ra đi!”. Trong câu nói này thì vật làm mốc là ai?
A. An.
B. Bình.
C. Cả An lẫn Bình.
D. Không phải An cũng không phải Bình.
Câu 3: Một chiếc xe đạp đang chạy đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Điểm nào dưới đây của bánh xe sẽ chuyển động thẳng đều?
A. Một điểm trên vành bánh xe.
B. Một điểm trên nan hoa.
C. Một điểm ở moay-ơ (ổ trục).
D. Một điểm trên trục bánh xe.
Câu 4: Một người chạy thể dục buổi sáng, trong 10 phút đầu chạy được 3,0 km; dừng lại nghỉ trong 5 phút, sau đó chạy tiếp 1500 m còn lại trong 5 phút. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quãng đường là?
A. 300 mét/phút.
B. 225 mét/phút.
C. 75 mét/phút.
D. 200 mét/phút.
Câu 5: Hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 100 km, chuyển động cùng chiều, ô tô A có vận tốc 60 km/h, ô tô B có vận tốc 40 km/h. Chọn trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. Hai xe gặp nhau cách B bao nhieu km?
A. 60 km.
B. 100 km.
C. 200 km.
D. 300 km.
Câu 6: Một vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau. Đó là chuyển động?
A. Tròn đều.
B. Đều.
C. Thẳng đều.
D. Biến đổi đều.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây về chuyển động biến đổi đều là không chính xác?
A. Gia tốc tức thời không đổi.
B. Đồ thị vận tốc - thời gian là một đường thẳng.
C. Đường biểu diễn tọa độ theo thời gian là đường parabol.
D. Vectơ gia tốc luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.
Câu 8: Một vật chuyển động với phương trình vận tốc v = 2 + 2t (chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật). Phương trình chuyền động của vật có dạng?
A. x = 2t + t2.
B. x = 2t + 2t2.
C. x = 2 + t2.
D. x = 2 + 2t2.
Câu 9: Một vật chuyển động với phương trình vận tốc có dạng v = 4 + 3t. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 giây bằng?
A. 7 m/s.
B. 13 m/s.
C. 16 m/s.
D. 19 m/s.
Dùng dữ liệu sau để trả lời câu 10, 11.
Cho đồ thị vận tốc của một chuyển động thẳng ở hình I.1.(SGK)
Câu 10: Đoạn nào của đồ thị ứng với chuyển động thẳng đều?
A. Đoạn AB
B. Đoạn BC
C. Đoạn CD
D. Đoạn DE.
Câu 11: Đoạn nào ứng với chuyển động thẳng chậm dần đều?
A. Đoạn AB
B. Đoạn BC
C. Đoạn CD
D. Đoạn DE.
Câu 12: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều?
A. Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng.
B. Một hòn đá đước ném thẳng đứng lên cao.
C. Một xe đạp đang đi trên một đoạn đường thẳng nằm ngang.
D. Một cái pit-tông chạy đi, chạy lại trong một xilanh.
Câu 13: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. Gia tốc của chuyển động không đổi.
B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi.
C. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian.
D. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian.
Câu 14: Một chiếc xe đạp đang chuyển động với vận tốc 12 km/h bỗng hãm phanh và chuyển động thẳng dần đều, sau 1 phút thì dừng lại. Gia tốc của xe có độ lớn bằng?
A. 200 m/s2.
B. 2 m/s2.
C. 0,5 m/s2.
D. 0,055 m/s2.
Câu 15: Đồ thị nào sau đây mô tả đúng chuyển động thẳng đều của một chất điểm?
Câu 16: Câu nào dưới đây nó về một chuyển động thẳng biến đổi đều là không đúng?
A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm dần đều theo thời gian.
B. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phương, chiều với vận tốc.
D. Quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn được tính theo công thức s = vtbt, với vtb là vận tốc trung bình của vật.
Câu 17: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 giây, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là?
A. 1,5 m/s2 và 27 m/s.
B. 1,5 m/s2 và 25 m/s.
C. 0,5 m/s2 và 25 m/s.
D. 0,5 m/s2 và 27 m/s.
Câu 18: Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 - 2t, t tính theo giây, v tính theo m/s. Quãng đường mà chất điểm đó đi được trong 8 giây đầu tiên là?
A. 26 m.
B. 16 m.
C. 34 m.
D. 49 m.
Câu 19: Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45 m xuống. Cho g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi tới mặt đất bằng?
A. 2,1 s.
B. 3 s.
C. 4,5 s.
D. 9 s.
Câu 20: Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc 40 km/h trên một vòng đua có bán kính 100 m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe bằng
A. 0,11 m/s2.
B. 0,4 m/s2.
C. 1,23 m/s2.
D. 16 m/s2.
Câu 21: Một chiếc xà lan chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 3 giờ. A, B cách nhau 36 km. Nước chảy với vận tốc 4 km/h. Vận tốc tương đối của xà lan đối với nước là?
A. 32 km/h.
B. 16 km/h.
C. 12 km/h.
D. 8 km/h.
Câu 22: Một ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đường thẳng thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều. Tới khi dừng hẳn lại, ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc của ô tô là?
A. a = -0,5 m/s2.
B. a = 0,2 m/s2.
C. a = -0,2 m/s2.
D. a = 0,5 m/s2.
Câu 23: Cho đồ thị vân tốc - thời gian của một vật như hình I.3. Quãng đường tổng cộng mà vật đi được là?
A. 10 m.
B. 20 m.
C. 30 m.
D. 22,5 m.
Câu 24: Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với vận tốc 10 m/s hãm phanh, chuyển động chậm dần đều, sau 20 s vận tốc còn 18 km/h. Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu dừng hẳn?
A. t = 40 s.
B. t = 45 s.
C. t = 20 s.
D. t = 25 s.
Câu 25: Cho đồ thị v - t mô tả chuyển động của một vật trên một đường thẳng (Hình I.4).
Vật chuyển động chậm dần đều
A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
B. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
C. Trong khoảng thời gian từ t2 đến t3.
D. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
Câu 26: Một vật rơi tự do từ đọ cao 4, 9 m xuôt đất (lấy g = 9,8 m/s2). Vận tốc của vật khi chạm đất là:
A. v = 9,8 m/s.
B. v = 9,9 m/s.
C. v = 1,0 m/s.
D. v = 96 m/s.
Câu 27: Hai điểm A và B trên cùng một bán kính của một vôlăng đang quay đều, cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có vận tốc vA = 0,6 m/s, còn điểm B có vB = 0,2 m/s. Tốc độ góc của vôlăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay là?
A. 2 rad/s ; 10 cm.
B. 3 rad/s ; 30 cm.
C. 1 rad/s ; 20 cm.
D. 4 rad/s ; 40 cm.
Câu 28: Hai bến sông A và B cách nhau 18 km. Một chiếc ca nô phải mất bao nhiêu thời gian để đi từ A đến B rồi từ B trở lại A, nếu vận tốc của ca nô khi nước không chảy là 16,2 km/h và vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 1,5 m/s.
A. 3 h.
B. 4 h.
C. 3,5 h.
D. 2,5 h.
Hướng dẫn giải và đáp án trắc nghiệm Vật lý 10
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | D | B | C | D | D | A | B | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | C | D | D | B | C | C | C | B | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | ||
Đáp án | D | A | C | A | A | A | A | D |
Câu 1: C
Thời gian đi của cả đoạn đường:
Thời gian đi 30km lần đầu tiên:
Thời gian đi 70km tiế theo:
Thời gian đi 20 km cuối là 0,25h ⇒ v = 80k/h
Câu 4: B
mét/phút
Câu 5: C
x1 = 60t, x2 = 100 + 40t, x1 = x2 ⇒ t= 5h ⇒ x1 = 300 km ⇒ lúc gặp nhau cách B 200 km.
Câu 5: C
x1 = 60t, x2 = 100 + 40t, x1 = x2 ⇒ t= 5h ⇒ x1 = 300 km ⇒ lúc gặp nhau cách B 200 km.
Câu 8: A
vo = 2 m/s, a = 2 m/s2 ⇒ x = 2t + t2.
Câu 9: B
v1 = 7 m/s, v2 = 19 m/s ⇒ ttb = 13 m/s.