Trắc nghiệm Vật Lí 7 Sự nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích (phần 1)
Trắc nghiệm Vật Lí 7 Sự nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích (phần 1) Câu 240: Điền từ thích hợp vào chỗ trống Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác A. Có khả năng đẩy Quảng cáo ...
Trắc nghiệm Vật Lí 7 Sự nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích (phần 1)
Câu 240: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác
A. Có khả năng đẩy
B. Có khả năng hút
C. Vừa đẩy vừa hút
D. Không đẩy và không hút
Câu 241: Chọn câu sai
A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác
D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau
Câu 242: Chọn câu sai
Vật bị nhiễm điện:
A. Có khả năng đẩy các vật khác
B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
C. Còn được gọi là vật mang điện tích
D. Không có khả năng đẩy các vật khác
Câu 243: Chọn câu trả lời đúng
Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:
A. Mà không cần cọ xát
B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa
C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô
D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông
Câu 244: Chọn câu trả lời đúng
Thanh thủy ttinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:
A. Hút được mảnh vải khô
B. Hút được mảnh nilông
C. Hút được mảnh len
D. Hút được thanh thước nhựa
Câu 245: Chọn câu trả lời đúng
Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:
A. Thanh sắt B. Thanh thép
C. Thanh nhựa D. Thanh gỗ
Câu 246: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện
A. Làm đứt B. Làm sáng
C. Làm tắt D. Cả A, B, C đều sai
Câu 247: Chọn câu trả lời đúng
Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:
A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao
B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí
C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện
D. Cả ba câu trên dều sai
Câu 248: Chọn câu trả lời đúng
Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc
A. Cây thước hút sợi tóc
B. Cây thước đẩy sợi tóc
C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa
Câu 249: Chọn câu trả lời đúng
Khi thời tiết hanh khô, trải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do:
A. Lược nhựa bị nhiễm điện
B. Tóc bị nhiễm điện
C. Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện
D. Không câu nào đúng
Hướng dẫn giải và Đáp án
Câu 240:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác
Đáp án: B
Câu 241:
Các vật bị nhiễm điện có khả năng hút hay đẩy nhau => câu D sai
Đáp án: D
Câu 242:
Các vật bị nhiễm điện có khả năng đẩy các vật nhiễm điện cùng dấu => câu D sai
Đáp án: D
Câu 243:
Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy sau khi cọ xát bằng miếng vải khô
Đáp án: C
Câu 244:
Thanh thủy tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được mảnh nilông
Đáp án: B
Câu 245:
Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho thanh nhựa mang điện tích
Đáp án: C
Câu 246:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
Đáp án: B
Câu 247:
Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao
Đáp án: A
Câu 248:
Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc, cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
Đáp án: C
Câu 249:
Khi thời tiết hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do lược và tóc đều bị nhiễm điện trái dấu nên hút nhau
Đáp án: C
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7