Trắc nghiệm Vật Lí 7 Âm học (phần 4)
Trắc nghiệm Vật Lí 7 Âm học (phần 4) Câu 151: Chọn câu trả lời đúng Khi trời mưa ta thường thấy tiếng sấm bao giờ cũng xuất hiện sau ánh chớp. Điều này được lí giải là: A. Khi hai đám mây va chạm nhau sẽ sinh ra tia chớp sau đó mới sinh ra tiếng động, do vậy mà ta nghe thấy tiếng sấm ...
Trắc nghiệm Vật Lí 7 Âm học (phần 4)
Câu 151: Chọn câu trả lời đúng
Khi trời mưa ta thường thấy tiếng sấm bao giờ cũng xuất hiện sau ánh chớp. Điều này được lí giải là:
A. Khi hai đám mây va chạm nhau sẽ sinh ra tia chớp sau đó mới sinh ra tiếng động, do vậy mà ta nghe thấy tiếng sấm sau khi hấy tia chớp
B. Do vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh
C. Do vận tốc âm thanh lớn hơn vận tốc ánh sáng
D. Do mắt ta nhìn được từ rất xa còn âm thanh thì chỉ đến gần tai mới nghe được
Câu 152: Vật phát ra âm to hơn khi nào?
A. Khi vật dao động nhanh hơn
B. Khi vật dao động mạnh hơn
C. Khi tần số dao động lớn hơn
D. Cả ba trường hợp trên
Câu 153: Chọn câu trả lời đúng
Khi cần nghe nhạc lớn ta thường mở hết volume ( vặn nút chỉnh nhạc đến vị trí lớn nhất). Làm như vậy là để:
A. Màng loa dãn ra hết cỡ, như thế màng sẽ dao động càng nhiều và phát ra âm lớn
B. Màng loa căng hết cỡ, do đó mà phát ra âm cao hơn
C. Bộ khuếch đại bên trong loa khuếch đại cường độ âm lớn nhất
D. Bộ khuếch dại bên trong loa khuếch đại tần số âm lớn nhất
Câu 154: Chọn câu trả lời đúng
Bật quạt số (1) Quyên nghe iếng gió vi vu. Bật số (2) bạn nghe tiếng gió lớn hơn, bật tiếp số (3) bạn nghe iếng gió lớn nhất. Quyên khẳng định khi bật số (3) cánh quạt quay nhanh nhất. Theo em đúng hay sai?
A. Đúng, vì lúc đó âm phát ra lớn nhất chứng tỏ không khí bị dao động mạnh nhất hay quạt quay nhanh nhất
B. Đúng, vì số (3) bao giờ cũng lớn hơn số (1)
C. Sai, vì tùy theo sự quy định của nhà sản xuất
D. Cả ba câu trên đều sai
Câu 155: Chọn câu sai:
A. Tai của một số loài động vật có thể nghe được hạ âm hoặc siêu âm
B. Chỉ có ai người mới có thể nghe được hạ âm hoặc siêu âm
C. Dơi là loài phát ra siêu âm để dò mồi trong bóng tối
D. Cả A và C đều đúng
Câu 156: Chọn câu trả lời đúng
Đàn ghi – ta thì có 5 dây nhưng đàn bầu chỉ có 1 dây. Làm sao để đàn bầu có thể tạo thành các nốt nhạc chỉ trên một sợi dây đàn?
A. Tùy thuộc vào cách gảy đàn
B. Điều chỉnh độ căng dây đàn bằng cần kéo
C. Chọn một bầu đàn iốt
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 157: Chọn câu trả lời đúng
Một vật trong 2 giờ thực hiện được 7 200 dao động. Tần số của nó là:
A. 3 600 Hz B. 60 Hz
C. 2 Hz D. 1 Hz
Câu 158: Chọn câu trả lời đúng
Trong các vật sau vật nào có tần số lớn nhất?
A. Vật A dao động với tần số 50 Hz
B. Vật B thực hiện được 70 dao động trong 1 giây
C. Vật C thực hiện được 6 000 dao động trong 1 phút
D. Vật D thực hiện được 36 000 dao động trong 1 giờ
Câu 159: Chọn câu trả lời đúng
Bạn Hoàng Anh đã đếm được trong 2 phút, mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn nhà mình mổ xuống được 120 lần. Đố em tần số mổ của nó là bao nhiêu?
A. 1 Hz B. 30 Hz
C. 60 Hz D. 120 Hz
Câu 160: Chọn câu trả lời đúng
Khi phơi áo quần thông thường người ta thường vẩy cho áo quần thẳng hơn và sạch bụi. Khi vẩy mạnh ta thường nghe âm thanh lớn hơn là khi vẩy yếu, em hãy giải thích tại sao?
A. Vì khi vẩy mạnh sẽ làm cho các lớp khí xung quanh dao động mạnh và phát ra âm lớn
B. Vì khi vẩy mạnh áo quần tự va chạm với nhau mà sinh ra âm lớn
C. Cả 2 câu trên đều đúng
D. Cả 2 câu trên đều sai
Hướng dẫn giải và Đáp án
Câu 151:
Khi trời mưa a thường thấy tiếng sấm bao giờ cũng xuất hiện sau ánh chớp. Điều này được lí giải là do vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh
Đáp án: B
Câu 152:
Vật phát ra âm to hơn khi vật dao động mạnh hơn
Đáp án: B
Câu 153:
Khi cần nghe nhạc lớn ta thường mở hết volume (vặn nút chỉnh nhạc đến vị trí lớn nhất). Làm như vậy là để bộ khuếch đại bên trong loa khuếch đại cường độ âm lớn nhất
Đáp án: C
Câu 154:
Đúng, vì lúc đó âm phát ra lớn nhất chứng tỏ không khí bị dao động mạnh nhất hay quạt quay nhanh nhất
Đáp án: A
Câu 155:
Tai người chỉ có thể nghe được âm, không nghe được hạ âm và siêu âm
Đáp án: B
Câu 156:
Để đàn bầu có thể tạo thành các nốt nhạc chỉ trên một sợi dây đàn ta có thể:
Tùy thuộc vào cách gảy đàn
Điều chỉnh độ căng dây đàn bằng cần kéo
Chọn một bầu đàn tốt
Đáp án: D
Câu 157:
Tần số dao động của vật là:
F = N/t = 7200/(2*3600) = 1 Hz
Đáp án: D
Câu 158:
Tần số dao động của vật A là: fA = 50 Hz
Tần số dao động của vật B là: fB = NB/tB = 70Hz
Tần số dao động của vật C là: fC = NC/tC = 6000/60 = 100Hz
Tần số dao động củ vật D là: fD = ND/tD = 36000/3600 = 10Hz
→ Vật C có tần số lớn nhất
Đáp án: C
Câu 159.
Tần số mổ của con gà là: f = N/t = 120/2.60 = 1Hz
Đáp án: A
Câu 160.
Vì khi vẩy mạnh sẽ làm cho các lướp khí xung quanh dao động mạnh và phát ra âm lớn
Đáp án: A
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7