Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ quá trình dạy và học môn Sinh ...
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12
là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ quá trình dạy và học môn Sinh 12 dành cho quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng đồng thời bám sát chương trình học.
BÀI 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI
Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
Câu 1: Điều không đúng khi nói về quần thể ngẫu phối là :
A. Các cá thể giữa các quần thể khác nhau của một loài không giao phối với nhau.
B. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình.
C. Tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen có tính đặc trưng.
D. Thường xuyên có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 2: Thành phần kiểu gen của một quần thể ngẫu phối có tính chất
A. Đặc trưng và ổn định.
B. Không đặc trưng nhưng ổn định.
C. Không đặc trưng và không ổn định.
D. Đặc trưng và không ổn định.
Câu 3: Đặc điểm cấu trúc di truyền cơ bản của một quần thể ngẫu phối là
A. Các cá thể trong quần thể giao phối tự do với nhau.
B. Quần thể là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong thiên nhiên.
C. Các cá thể trong quần thể rất đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
D. Mỗi quần thể có khu phân bố xác định.
Câu 4: Trong quần thể ngẫu phối khó có thể tìm được 2 cá thể giống nhau vì
A. Số biến dị tổ hợp rất lớn. B. Xảy ra sự ngẫu phối giữa các cá thể.
C. Một gen thường có nhiều alen. D. Đột biến không ngừng phát sinh.
Định luật Hacđi – Vanbec
Câu 5: Nội dung cơ bản của định luật Hacđi – Vanbec là :
A. Vốn gen và tần số tương đối của các alen của quần thể ngẫu phối được ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
B. Nét đặc trưng của quần thể ngẫu phối là sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
C. Thành phần kiểu gen và kiểu hình của một tính trạng của quần thể ngẫu phối được ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
D. Thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen của quần thể ngẫu phối được ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
Câu 6: Trong các quần thể ngẫu phối của một loài, nếu không bị chi phối bởi các nhân tố tiến hóa thì tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó
A. Có tính ổn định nhưng không đặc trưng cho từng quần thể.
B. Không có tính ổn định nhưng đặc trưng cho từng quần thể.
C. Không có tính ổn định và không đặc trưng cho từng quần thể.
D. Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
Câu 7: Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh
A. Tác dụng của CLTN và các nhân tố khác đảm bảo cho sự tiến hóa của loài.
B. Trạng thái động của quần thể.
C. Trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.
D. Sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 8: Điều kiện cơ bản để một quần thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng di truyền là các cá thể trong quần thể
A. Có khả năng sinh sản tốt. B. Có sức sống tốt.
C. Có sự giao phối ngẫu nhiên. D. Có số lượng tương đối lớn.
Câu 9: Điều kiện quan trọng để đảm bảo một quần thể giao phối là một đơn vị sinh sản của loài là
A. Các cá thể phải thường xuyên giao phối ngẫu nhiên.
B. Quần thể có sự cách li sinh sản với quần thể khác cùng loài.
C. Quần thể phải đạt trạng thái cân bằng về cấu trúc di truyền.
D. Quần thể phải có số cá thể đủ lớn và tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1.
BÀI TẬP
Câu 10: Một gen có 2 alen A và a nằm trên NST thường, gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a. Qua giao phối tự do, quần thể có thành phần kiểu gen là
A. p2 AA : pqAa : q2aa. B. p2 AA : 2pq Aa : q2 aa.
C. p2 AA : q2 aa. D. pAA : pq Aa : q aa.
Câu 11: Quần thể nào sau đây có cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng ?
A. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa B. 0,09AA : 0.49Aa : 0,42aa
C. 0,09AA : 0,41Aa : 0,50aa D. 0,49AA : 0,09Aa : 0,42aa
Câu 12: Cho 4 quần thể có cấu trúc di truyền là
(1) 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. (2) 4% AA : 32% Aa : 64 % aa.
(3) 9% AA : 66% Aa : 25% aa. (4) 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa.
Các quần thể đã đạt trạng thái cân bằng di truyền là
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 4.
Câu 13: Quần thể được đánh giá về trạng thái cân bằng di truyền đúng là
A. 0,4225AA : 0,1225aa : 0,455Aa. Chưa cân bằng
B. 0,4225AA : 0,1225aa : 0,455Aa. Cân bằng
C. 0,16AA : 0,36aa : 0,48Aa. Chưa cân bằng
D. 0,16AA : 0,36Aa : 0,48aa. Cân bằng
Câu 14: Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, tần số tương đối của 2 alen A và a ở thế hệ xuất phát là A/a = 0,8/0,2. Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ tiếp theo qua ngẫu phối là
A. 0,64AA: 0,32Aa : 0,04aa. B. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.
C. 0,32AA : 0,64Aa : 0,04aa. D. 0,64AA : 0,04Aa : 0,32aa.
Câu 15: Trong một quần thể ngô ở trạng thái cân bằng di truyền, có cây bạch tạng (aa) chiếm 0,0025 tổng số cá thể của quần thể thì quần thể đó có cấu trúc di truyền là
A. 0,8165AA : 0,1810Aa : 0,0025aa. B. 0,9025AA : 0,0950Aa : 0,0025aa.
C. 0,6355AA : 0,3620Aa : 0,0025aa. D. 0,2735AA : 0,7240Aa : 0,0025aa.
Câu 16: Ở bò, gen A: lông đen > gen a: lông vàng nằm trên NST thường. Trong một quần thể bò ở trạng thái cân bằng di truyền thấy có 9% số cá thể có lông vàng. Tần số của gen A, a trong quần thể là
A. 0,9A ; 0,1a. B. 0,3A ; 0,7a. C. 0,1A ; 0,9a. D. 0,7A ; 0,3a.
Câu 17: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là
A. 0,5A ; 0,5a. B. 0,6A ; 0,4a. C. 0,4A ; 0,6a. D. 0,2A ; 0,8a.
(Đề thi Đại học năm 2008)
Câu 18: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể là
A. 37,5%. B. 18,75%. C. 3,75%. D. 56,25%.