15/01/2018, 09:18

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 . Tài liệu gồm 36 câu hỏi ...

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10

. Tài liệu gồm 36 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp các bạn học sinh lớp 10 nắm chắc được kiến thức bài học, bên cạnh đó còn nâng cao kỹ năng trả lời các câu hỏi ở dạng trắc nghiệm.

Câu 1: Văn học trung đại Việt Nam chia làm bốn giai đoạn:

  • Từ thế kỉ X -> hết thế kỉ XV
  • Từ thế kỉ XV -> hết thế kỉ XVII
  • Từ thế kỉ XVIII -> nửa đầu thế kỉ XIX
  • Nửa cuối thế kỉ XIX.

a. Đúng        b. Sai

Câu 2: Văn học trung đại Việt Nam chia làm bốn giai đoạn:

  • Từ thế kỉ X -> hết thế kỉ XIV
  • Từ thế kỉ XV -> hết thế kỉ XVII
  • Từ thế kỉ XVIII -> nửa đầu thế kỉ XIX
  • Nửa cuối thế kỉ XIX.

a. Đúng          b. Sai

Câu 3: Nhận định nào đúng khi nói về tình hình lịch sử của Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV?

a. Nhân dân vừa giành được độc lập sau ngàn năm mất nước. Bước đầu xây dựng quốc gia hùng mạnh và đương đầu với các cuộc chống ngoại xâm.

b. Nhân dân vừa giành được độc lập sau hơn một trăm năm mất nước. Bước đầu xây dựng quốc gia hùng mạnh và đương đầu với các cuộc chống ngoại xâm.

c. Nhân dân vừa giành được độc lập sau ngàn năm mất nước. Bước đầu xây dựng quốc gia hùng mạnh và đương đầu với các cuộc đấu tranh khởi nghĩa nông dân.

d. Nhân dân vừa giành được độc lập sau ngàn năm mất nước. Bước đầu xây dựng quốc gia hùng mạnh theo thể chế dân chủ tư sản và đương đầu với các cuộc chống ngoại xâm.

Câu 4: Nhận định nào đúng khi nói về tình hình lịch sử của Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII?

a. Nhân dân vừa giành được độc lập sau ngàn năm mất nước. Bước đầu xây dựng quốc gia hùng mạnh và đương đầu với các cuộc chống ngoại xâm.

b. Triều Lê được thiết lập sau chiến thắng giặc Minh, nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo, tồn tại trên một trăm năm, sau đó là nội chiến Lê-Mạc, phân tranh Đằng trong, đằng ngoài.

c. Chế độ xã hội khủng hoảng trầm trọng. Phong trào nông dân nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn, cuối cùng nhà Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi.

d. Triều Lê được thiết lập sau chiến thắng giặc Minh, nhà Lê lấy Phật giáo làm quốc giáo, tồn tại trên một trăm năm, sau đó là nội chiến Lê-Mạc, phân tranh Đằng trong, đằng ngoài.

Câu 5: Nhận định nào đúng khi nói về tình hình lịch sử của Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX?

a. Nhân dân vừa giành được độc lập sau ngàn năm mất nước. Bước đầu xây dựng quốc gia hùng mạnh và đương đầu với các cuộc chống ngoại xâm.

b. Triều Lê được thiết lập sau chiến thắng giặc Minh, nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo, tồn tại trên một trăm năm, sau đó là nội chiến Lê-Mạc, phân tranh Đằng trong, đằng ngoài.

c. Chế độ xã hội khủng hoảng trầm trọng. Phong trào nông dân nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn, cuối cùng nhà Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi.

d. Triều Lê được thiết lập sau chiến thắng giặc Minh, nhà Lê lấy Phật giáo làm quốc giáo, tồn tại trên một trăm năm, sau đó là nội chiến Lê-Mạc, phân tranh Đằng trong, đằng ngoài.

Câu 6: Nhận định nào đúng khi nói về tình hình lịch sử của Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX?

a. Nhân dân vừa giành được độc lập sau ngàn năm mất nước. Bước đầu xây dựng quốc gia hùng mạnh và đương đầu với các cuộc chống ngoại xâm.

b. Triều Lê được thiết lập sau chiến thắng giặc Minh, nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo, tồn tại trên một trăm năm, sau đó là nội chiến Lê-Mạc, phân tranh Đằng trong, đằng ngoài.

c. Chế độ xã hội khủng hoảng trầm trọng. Phong trào nông dân nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn, cuối cùng nhà Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi.

d. Chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn. Pháp xâm lược, Việt Nam mất dần vào tay Pháp. Chế độ thực dân nửa phong kiến hình thành.

Câu 7: Nhận định nào không đúng khi nói về tình hình lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV?

a. Nhân dân ta vừa giành được độc lập sau hơn một trăm năm mất nước.

b. Bước đầu xây dựng hình thái đất nước theo thể chế phong kiến.

c. Đây là thời kì có nhiều tư tưởng tôn giáo cùng tồn tại.

d. Nhân dân vừa phải xây dựng đất nước vừa phải chống nạn ngoại xâm.

Câu 8: Nhận định nào không đúng khi nói về tình hình lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII?

a. Triều Lê được thiết lập sau chiến thắng giặc Minh.

b. Nhà Lê lấy nho giáo làm quốc giáo, tồn tại trên trăm năm (1427-1527).

c. Nội chiến đằng trong đằng ngoài.

d. Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, đặc biệt là phong trào Tây Sơn.

Câu 9: Nội dung chính của văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV là?

a. Khẳng định và ca ngợi dân tộc, ca ngợi chế độ phong kiến.

b. Bước đầu quan tâm tới số phận con người.

c. Thể hiện rõ nét tinh thần nhân đạo sâu sắc, đòi quyền sống, quyền tự do.

d. Phê phán triều đình phong kiến, thể hiện tinh thần yêu nước, chống xâm lược.

Câu 10: Nội dung chính của văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII là?

a. Khẳng định và ca ngợi dân tộc, ca ngợi chế độ phong kiến.

b. Bước đầu quan tâm tới số phận con người.

c. Thể hiện rõ nét tinh thần nhân đạo sâu sắc, đòi quyền sống, quyền tự do.

d. Phê phán triều đình phong kiến, thể hiện tinh thần yêu nước, chống xâm lược.

Câu 11: Nội dung chính của văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là?

a. Khẳng định và ca ngợi dân tộc, ca ngợi chế độ phong kiến.

b. Bước đầu quan tâm tới số phận con người.

c. Thể hiện rõ nét tinh thần nhân đạo sâu sắc, đòi quyền sống, quyền tự do.

d. Phê phán triều đình phong kiến, thể hiện tinh thần yêu nước, chống xâm lược.

Câu 12: Nội dung chính của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX là?

a. Khẳng định và ca ngợi dân tộc, ca ngợi chế độ phong kiến.

b. Bước đầu quan tâm tới số phận con người.

c. Thể hiện rõ nét tinh thần nhân đạo sâu sắc, đòi quyền sống, quyền tự do.

d. Phê phán triều đình phong kiến, thể hiện tinh thần yêu nước, chống xâm lược.

Câu 13: Chủ nghĩa yêu nước thể hiện rõ nét trong tác phẩm nào sau đây?

a. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu.

b. Cáo bệnh bảo mọi người - Mãn Giác Thiền Sư.

c. Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi.

d. Truyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ.

Câu 14: Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa đòi quyền sống, hạnh phúc cá nhân và đấu tranh giải phóng con người, xuất hiện trong văn học Việt Nam giai đoạn nào?

a. Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

b. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

c. Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIV.

d. Từ nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 15: Thể loại mà văn học Trung Đại tiếp thu từ văn học Trung Quốc là?

a. Truyện thơ        b. Phú.        c. Ngâm khúc.      d. Hát nói.

Câu 16: Nền văn học Việt Nam chia làm các thời kì phát triển:

  • Từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX.
  • Từ đầu thế kỉ XX đến Cách Mạng Tháng Tám 1945.
  • Từ Cách Mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

a. Đúng        b. Sai

Câu 17: Trong những câu sau, câu nào không phải nét đặc sắc của văn học Việt Nam?

a. Yêu chuộng cái đẹp mang tính hoành tráng đồ sộ.

b. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

c. Lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái.

d. Gắn bó tha thiết với thiên nhiên.

Câu 18: Văn học phát triển từ nội dung yêu nước đến nội dung phê phán hiện thực xã hội, là đặc điểm của giai đoạn văn học nào?

a. Thế kỉ X – thế kỉ XIV                      b. Thế kỉ XV – thế kỉ XVII

c. Thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX  d. Nửa cuối thế kỉ XIX

Câu 19: Đặc điểm nào không phải của văn học trung đại?

a. Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người

b. Luôn hấp thu mạch nguồn của văn học dân gian.

c. Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh thần dân tộc.

d. Luôn tuân thủ đúng khuôn khổ của thi pháp trung đại.

Câu 20: Tên gọi nào không phải của thời kì từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX?

a. Văn học cổ đại     b. Văn học phong kiến      c. Văn học cổ điển       d. văn học Trung đại

Câu 21: Thể loại nào không có trong văn xuôi thời kì trung đại?

a. Chiếu      b. Hịch     c. Truyện ngắn       d. Tiểu thuyết chương hồi

Câu 22: Cuộc kháng chiến nào không có trong giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX?

a. Chống giặcTống     b. Chống giặc Nguyên        c. Chống giặc Mông    d. Chống giặc Thanh

Câu 23: Trong giai đoạn từ thế kỉ thứ XV đến hết thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao cực thịnh vào thời gian nào?

a. Nửa đầu thế kỉ XV        b. Nửa cuối thế kỉ XV

c. Nửa đầu thế kỉ XVI       d. Nửa cuối thế kỉ XVI

Câu 24: Tác phẩm nào sau đây không thuộc nội dung yêu nước?

a. Nam quốc sơn hà      b. Truyền kì mạn lục     c. Hịch tướng sĩ       d. Bình Ngô đại cáo

Câu 25: Tác phẩm nào dưới đây mang cảm hứng yêu nước?

a. Cung oán ngâm khúc    b. Truyện Kiều     c. Lục Vân Tiên     d. Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc

Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây không phải là biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại?

a. Lòng thương người

b. Lên án tố cáo những thế lực chà đạp lên con người

c. Tự hào về truyền thống dân tộc

d. Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người

Câu 27: Tại sao lấy mốc thời gian cho văn học thời kì trung đại là từ thế kỉ thứ X?

a. Đó là thế kỉ nhà nước phong kiến giành được độc lập.

b. Đó là thế kỉ bắt đầu có văn học viết.

c. Đó là thế kỉ bắt đầu có văn học chữ Nôm.

d. Đó là thế kỉ xuất hiện bài thơ “Sông núi nước Nam”.

Câu 28: Dòng nào nêu đúng tên các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc của văn học thời kì này?

a. Chiếu, biểu, hịch, cáo, ngâm khúc, tiểu thuyết chương hồi…

b. Chiếu, biểu, hịch, cáo, hát nói, văn bia, tiểu thuyết chương hồi…

c. Chiếu, biểu, hịch, cáo, tấu, văn bia, tiểu thuyết chương hồi…

d. Chiếu, biểu, hịch, cáo, thơ lục bát, tiểu thuyết chương hồi…

Câu 29: Dòng nào nêu đúng các thành phần văn học trung đại Việt Nam và thứ tự xuất hiện của chúng?

a. Văn học dân gian – văn học chữ Hán – văn học chữ Nôm.

b. Văn học dân gian – văn học chữ Nôm – văn học chữ Hán.

c. Văn học chữ Nôm – văn học chữ Hán – văn học chữ quốc ngữ.

d. Văn học chữ Hán – văn học chữ Nôm – văn học chữ quốc ngữ.

Câu 30: Tác giả nào dưới đây không thuộc giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX?

a. Nguyễn Du.     b. Hồ Xuân Hương      c. Nguyễn Bỉnh Khiêm.       d. Cao Bá Quát.

Câu 31: Cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng gì?

a. Tư tưởng nhân đạo.         c. Tư tưởng “trung quân ái quốc”.

b. Tư tưởng nhân nghĩa.      d. Tư tưởng thiên mệnh.

Câu 32: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại?

a. Cảm thông với nỗi khổ của con người.

b. Ý thức độc lập, tự chủ, tự hào dân tộc.

c. Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng.

d. Tự hào trước chiến công của lịch sử.

Câu 33: Cảm hứng thế sự bắt đầu xuất hiện trong văn học trung đại vào thời gian nào?

a. Cuối đời Trần (thế kỉ XIV).     b. Đầu đời Lê (thế kỉ XV).

c. Thời Lê - Mạc.                       d. Thời Trịnh - Nguyễn.

Câu 34: Cảm hứng thế sự là tiền đề cho sự ra đời của xu hướng văn học nào sau này?

a. Văn học lãng mạn.     b. Văn học hiện thực.        c. Văn học cách mạng.

Câu 35: Dòng nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính quy phạm trong văn học trung đại?

a. Quan niệm văn học: coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”.

b. Thể loại văn học có những quy định chặt chẽ về kết cấu.

c. Sử dụng nhiều thi liệu, văn liệu, điển cố, điển tích…

d. Ngôn ngữ bình dị, gần gũi đời thường.

Câu 36: Một trong những biểu hiện của tính trang nhã trong văn học trung đại là: đề tài, chủ đề thường hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là cái đời thường, bình dị.

a. Đúng.      b. Sai.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10

1b, 2a, 3a, 4b, 5c, 6d, 7a, 8d, 9a, 10b, 11c, 12d, 13a, 14a, 15b, 16a, 17a,18b, 19d, 20a, 21c, 22d, 23b, 24b, 25d, 26c, 27b, 28c, 29d, 30c, 31c, 32a, 33a, 34b, 35d, 36a.

0