15/01/2018, 09:01

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Văn bản văn học

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Văn bản văn học Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Văn bản văn học. Tài liệu giúp ...

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Văn bản văn học

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Văn bản văn học. Tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 10 nắm chắc được kiến thức bài học, nâng cao kỹ năng trả lời các câu hỏi ở dạng trắc nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo để ngày càng học tập tốt hơn môn Ngữ văn.

Câu 1: Điền khuyết: “…………….là sản phẩm của tiến trình lịch sử ………..rất đa dạng và phong phú. Nhìn chung, có thể hiểu…………….theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.”

a. Văn bản văn học.      b. Văn bản.     c. Ngôn ngữ.       d. Chữ viết.

Câu 2: Điền khuyết: “Văn bản văn học hiểu theo nghĩa……….là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật."

a. hẹp.     b. cụ thể      c. rộng.       d. khái quát.

Câu 3: Điền khuyết: “Văn bản văn học hiểu theo nghĩa ………..chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu.”

a. hẹp        b. rộng       c. cụ thể         d. khái quát.

Câu 4: Sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, kịch, thơ, phú,.., đều gọi là:

a. văn bản văn học.       b. văn bản nghệ thuật

c. văn bản sinh hoạt.      d. văn bản khoa học.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải của văn bản văn học?

a. Ngôn từ văn học có tính nghệ thuật và thẩm mĩ.

b. Ngôn từ văn học dùng để sáng tạo hình tượng.

c. Ngôn từ văn học có tính biểu tượng và đa nghĩa.

d. Dùng ngôn ngữ bình dân, giản dị.

Câu 6: “Các yếu tố âm thanh, từ ngữ, kiểu câu,.., trong văn bản văn học đều được lựa chọn, trau chuốt, sắp xếp theo một trật tự đặc biệt, nhiều khi khác thường nhằm tạo nên vẽ đẹp và sức hấp dẫn.” đó là đặc điểm nào của ngôn từ văn học?

a. Tính sáng tạo hình tượng.      b. Tính nghệ thuật và thẩm mĩ.

c. Tính biểu tượng.                    d. Tính đa nghĩa.

Câu 7: Điền khuyết: “Trong bài ca dao:

“Bây giờ mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”

Cách sử dụng hình ảnh, lời đối đáp, vần nhịp ở đây tạo thành tính………….”

a. Nghệ thuật.      b. Thẩm mĩ.         c. Đa nghĩa.         d. Hình tượng.

Câu 8: Điền khuyết: “Trong bài ca dao:

“Bây giờ mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”

Vẻ đẹp, sức hấp dẫn của hình tượng làm nên tính……………….”

a. Nghệ thuật.       b. Biểu tượng.      c. Thẩm mĩ.         d. Đa nghĩa.

Câu 9: Điền khuyết: “Ngôn từ văn học dùng để sáng tạo……………, tức là nói tới một thế giới tưởng tượng.”

a. nghệ thuật.        b. hình tượng.     c. hình ảnh.       d. Biểu tượng.

Câu 10: Các nhân vật như Đôn-ki-hô-tê, Dế Mèn, lão Hạc, chị Dậu, dù có ít nhiều nguyên mẫu của thực tế, nhưng đều là nhân vật ………..

a. hư cấu.       b. tưởng tưởng.      c. văn học.       d. không có thật.

Câu 11: Điền khuyết: “Ngôn từ văn học do yêu cầu sáng tạo hình tượng mà có tính …………và đa nghĩa…………..trong văn học là những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm, nhưng lại mang ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc người đọc.”

a. hình tượng.         b. nghệ thuật.      c. thẩm mĩ        d. biểu tượng.

Câu 12: Trong văn bản:

“Mẹ ơi lau nước mắt,

Làng ta giặc chạy rồi.”

Từ “mẹ” là biểu tượng về người mẹ:

a. Của nhà thơ nói riêng.       b. Của một người cụ thể.

c. Của toàn thế giới.              d. Việt Nam nói chung

Câu 13: Trong văn bản:

“Mẹ ơi lau nước mắt,

Làng ta giặc chạy rồi.”

Từ “nước mắt” ở đây có nghĩa:

a. Không chỉ nói về nước mắt mà còn là biểu tượng của đắng cay, tủi nhục.

b. Không chỉ nói về nước mắt mà còn là biểu tượng của niềm vui, hạnh phúc.

c. Là nỗi vui mừng của nhân dân ta vì đất nước độc lập.

d. Là sự đắng cay, tủi nhục của nhân dân ta trong thời kì bị xâm lược.

Câu 14: Trong “Truyện Kiều”, tả nỗi đau của Thúy Kiều khi tiễn Thúc Sinh về nhà, Nguyễn Du viết:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”.

Từ “vầng trăng ở đây:

a. không chỉ là mặt trăng, mà còn là biểu tượng của hạnh phúc tròn đầy.

b. không chỉ mặt trăng, mà là biểu tượng của hạnh phúc tròn đầy.

c. chỉ mặt trăng bị xẻ làm đôi.

d. Chỉ tình yêu không trọn vẹn.

Câu 15: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” nhà thơ đã gửi đến người đọc một tình yêu sâu nặng đối với Hồ Chí Minh và lời nguyện ước muốn sống xứng đáng với người.

Đó là đặc điểm nào của hình tượng văn học?

a. Đặc điểm về phương tiện giao tiếp

b. Đặc điểm về tính hình tượng nghệ thuật.

c. Đặc điểm về sự phản ánh thế giới đời sống.

d. Đặc điểm về tính sáng tạo thế giới đời sông.

Câu 16. Theo nghĩa hẹp, tác phẩm nào không thuộc văn bản văn học?

a. Viếng lăng Bác      b. Chiếu dời đô      c. Tấm Cám.        d. Đăm Săn

Câu 17. Thế nào là văn bản văn học hiểu theo nghĩa hẹp?

a. Chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được hư cấu.

b. Tất cả các văn bản có sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật.

c. Ngôn từ trong văn bản văn học được sử dụng có tính thẩm mĩ.

d. Bao gồm các sáng tác có sử dụng hình tượng nghệ thuật.

Câu 18. Đặc điểm nào không phải của ngôn từ văn bản văn học?

a. Tính nghệ thuật và thẩm mĩ.

b. Tính hình tượng

c. Tính tập thể cao.

d. Tính biểu tượng và đa nghĩa.

Câu 19. “Sự sắp xếp có vần, điệu lời diễn tả có hình ảnh sinh động, có những biện pháp tu từ.” Đó là đặc điểm nào của văn bản văn học?

a. Tính nghệ thuật và thẩm mĩ

b. Tính hình tượng

c. Tính biểu tượng

d. Tính đa nghĩa.

Câu 20. Điền khuyết: “Tính ………….. của ngôn từ trong văn bản văn học là do trí tưởng tượng của người viết tạo ra”

a. Đa nghĩa       b. Thẩm mĩ      c. Biểu tượng       d. Hình tượng.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10

1a, 2c, 3a, 4a, 5d, 6b, 7a, 8c, 9b, 10a, 11d, 12d, 13a, 14a, 15a, 16b, 17a, 18c, 19a, 20d).

0