Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Luyện tập về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Luyện tập về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 Việc giảng dạy và học tập ...
Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Luyện tập về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10
Việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn của quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 sẽ được trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết khi bạn sở hữu tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Luyện tập về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
Câu 1: Xác định kiểu văn bản trong đoạn trích sau:
“Đây là một nhạc cụ họ dây, chỉ gảy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35cm, dày 7-9 phân. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài 1,2m, gắn 10-12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có ba dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với nốt soi-đô-fa. Tiếng đàn ấm, dịu và đục, đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm.”
a. Thuyết minh. b. Lập luận. c. Miêu tả. d. Biểu cảm.
Câu 2: Xác định kiểu văn bản trong đoạn trích sau:
“Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.”
a. Miêu tả. b. Biểu cảm. c. Lập luận. d. Thuyết minh.
Câu 3: Xác định kiểu văn bản trong đoạn trích sau:
“Gần trưa ông tôi tự đứng dậy đi men ra ngoài ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước. Mẹ tôi cầm gáo từ từ giội, cũng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng đóng vảy bóng như phủ bằng sáp, cũng không biết nên hiểu đấy là do tuổi già hay do ông lười tắm, vốn là một người ngại cả trời nóng, ngại cả trời rét, ông ít đi ra khỏi nhà, càng ít động đến nước và lửa. Nước trôi tuồn tuột từng gáo, từng gáo, cái vỏ mướp được kì thật mạnh vậy mà vẫn trượt đi, mấy lần tôi ngã dúi dụi, tấm lưng nhẵn như da rắn không thấm nước làm tôi hoang mang vì thấy mình bất lực, còn ông tôi thì cười khò khè…”
a. Lập luận b. Miêu tả. c. Biểu cảm. d. Thuyết minh.
Câu 4: Xác định kiểu văn bản trong đoạn trích sau:
“Nay xa cách lòng tôi buồn tưởng nhớ,
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
a. Tự sự. b. Miêu tả. c. Thuyết minh. d. Biểu cảm.
Câu 5: Xác định kiểu văn bản trong đoạn trích sau:
“Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già”
a. Tự sự. b. Biểu cảm. c. Miêu tả. d. Thuyết minh.
Câu 6: Xác định kiểu văn bản trong đoạn trích sau:
“Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khoỉu trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.”
a. Tự sự. b. Biểu cảm. c. Miêu tả. d. Thuyết minh.
Câu 7: Tại sao văn bản sao gọi là văn bản thuyết minh?
“Đây là một nhạc cụ họ dây, chỉ gảy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35cm, dày 7-9 phân. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài 1,2m, gắn 10-12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có ba dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với nốt soi-đô-fa. Tiếng đàn ấm, dịuvà đục, đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm.”
a. Kể lại một câu chuyện về cây đàn đáy.
b. Giới thiệu một cách chính xác, khách quan cây đàn đáy.
c. Thuyết phục người đọc tin về cái hay của đàn đáy.
d. Phát biểu cảm nghĩ về cây đàn đáy.
Câu 8: Tại sai đoạn văn sau được coi là một đoạn văn lập luận?
“Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.”
a. Thuyết phục người đọc về tác dụng của âm nhạc trong đời sống của con người.
b. Miêu tả, biểu hiện những nội dung chính của âm nhạc.
c. Nêu tác dụng và gắn bó của âm nhạc với đời sống của con người.
d. Phát biểu cảm nghĩ của người viết về âm nhạc.
Câu 9: Căn cứ vào đâu để khẳng định đoạn văn sau đây không phải là một văn bản biểu cảm mà là một văn bản tự sự?
“ – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khoỉu trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.”
a. Miêu tả cảnh chia tay của anh thanh niên với cô kĩ sư.
b. Kể lại hai sự việc của anh thanh niên khi chỉ còn năm phút.
c. Thuyết phục người đọc về hoàn cảnh của anh thanh niên khi chỉ còn năm phút.
d. Giới thiệu với người đọc về hoàn cảnh của anh thanh niên khi chỉ còn năm phút.
Câu 10: Chi tiết nào sau đây thể hiện rõ nhất năng lực liên tưởng, so sánh trong bút pháp miêu tả của nhà văn ở văn bản sau:
“Gần trưa ông tôi tự đứng dậy đi men ra ngoài ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước. Mẹ tôi cầm gáo từ từ giội, cũng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng đóng vảy bóng như phủ bằng sáp, cũng không biết nên hiểu đấy là do tuổi già hay do ông lười tắm, vốn là một người ngại cả trời nóng, ngại cả trời rét, ông ít đi ra khỏi nhà, càng ít động đến nước và lửa. Nước trôi tuồn tuột từng gáo, từng gáo, cái vỏ mướp được kì thật mạnh vậy mà vẫn trượt đi, mấy lần tôi ngã dúi dụi, tấm lưng nhẵn như da rắn không thấm nước làm tôi hoang mang vì thấy mình bất lực, còn ông tôi thì cười khò khè…”
a. Tấm lưng đóng vảy bóng như phủ bằng sáp.
b. Ông tôi tự dưng đứng dậy đi men ra ngoài ngồi vào một cái chõng tre
c. Ông tôi thì cười khò khè.
d. Do tuổi già hay do ông lười tắm.
Câu 11: Chi tiết nào không thể hiện sự liên tưởng so sánh của nhà văn trong văn bản sau:
“Gần trưa ông tôi tự đứng dậy đi men ra ngoài ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước. Mẹ tôi cầm gáo từ từ giội, cũng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng đóng vảy bóng như phủ bằng sáp, cũng không biết nên hiểu đấy là do tuổi già hay cho ông lười tắm, vốn là một người ngại cả trời nóng, ngại cả trời rét, ông ít đi ra khỏi nhà, càng ít động đến nước và lửa. Nước trôi tuồn tuột từng gáo, từng gáo, cái vỏ mướp được kì thật mạnh vậy mà vẫn trượt đi, mấy lần tôi ngã dúi dụi, tấm lưng nhẵn như da rắn không thấm nước làm tôi hoang mang vì thấy mình bất lực, còn ông tôi thì cười khò khè…”
a. Tấm lưng đóng vảy bóng như phủ bằng sáp.
b. Tấm lưng nhẵn như da rắn không thấm nước.
c. Tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông
d. Ông tôi thì cười khò khè.
Câu 12: Các loại văn bản sau, văn bản nào không thuộc văn bản hành chính công vụ?
a. Tường trình, thông báo. b. hợp đồng, biên bản.
c. thư chúc mừng. d. thư gửi cô giáo cũ
Câu 13: Các loại văn bản sau văn bản nào không thuộc văn bản biểu cảm?
a. Thân em như trái bần trôi – Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
b. Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến luôn chịu nhiều bất công.
c. Thương thay thân phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến luôn chịu nhiều bất công.
d. Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bảy nổi ba chìm với nước non.
Câu 14: Tại sao nói thơ trữ tình là thể loại biểu hiện rõ nhất đặc điểm của văn bản biểu cảm?
a. Vì thơ trữ tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp.
b. Vì thơ trữ tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách gián tiếp
c. Vì thơ trữ tình miêu tả rõ nét hình ảnh, sự vật.
d. Vì thơ trữ tình thuyết phục người nghe về tình cảm của người viết rõ nhất.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10
1a, 2c, 3b, 4d, 5a, 6a, 7b, 8c, 9b, 10a, 11d, 12d, 13b, 14a.