Đề thi minh họa năng lực Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 2015 - Đề số 2
Đề thi minh họa năng lực Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 2015 - Đề số 2 Bài thi năng lực minh họa số 2 Đề thi minh họa năng lực Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh là bài kiểm tra minh họa (phần trắc ...
Đề thi minh họa năng lực Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 2015 - Đề số 2
Đề thi minh họa năng lực Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
là bài kiểm tra minh họa (phần trắc nghiệm) bao gồm 40 câu trắc nghiệm kiến thức hai lĩnh vực: kỹ năng tiếng Việt, tư duy logic và IQ được VnDoc tổng hợp đề thi và đáp án gửi đên các bạn tham khảo.
Đề thi minh họa năng lực Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 2015
Link làm bài trực tiếp trên mạng: Làm bài thi trực tuyến
Đề thi minh họa năng lực
BÀI KIỂM TRA MINH HỌA
Kỹ năng tiếng Việt và tư duy logic và IQ
Câu 1:
Nếu trung bình cộng của 5 số nguyên liên tiếp bằng 24 thì tổng của số nhỏ nhất và số lớn nhất bằng bao nhiêu?
A. 96
B. 48
C. 24
D. 12
Câu 2:
Chọn cặp từ đúng nhất để điền vào các chỗ trống trong câu sau:
Mạng xã hội là nơi giao tiếp, là ...... để trao đổi thông tin, kết nối bạn bè, vì vậy rất nhiều thông tin đưa lên đó không phải là thông tin ...... của Nhà nước.
A. phương thức - chính diện
B. cách thức - chính thức
C. phương tiện - chính thống
D. hình thức - chính danh
Câu 3:
Từ phán đoán "Hầu hết thí sinh dự thi vào trường luật là những người thích nghề luật", hãy lựa chọn kết luận đúng:
A. Mọi thí sinh dự thi vào trường luật là những người thích nghề luật
B. Mọi người thích nghề luật đều là thí sinh dự thi vào trường luật
C. Mọi người không thích nghề luật không là thí sinh dự thi vào trường luật
D. Một số người thích nghề luật là thí sinh dự thi vào trường luật
Câu 4:
Chọn từ đúng để chỉ sự chấm dứt vĩnh viễn, làm cho không còn tồn tại nữa:
A. Kết liễu
B. Kết thúc
C. Kết cục
D. Kết luận
Câu 5:
Chọn từ viết đúng để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Luật sư biện hộ đã đưa ra những lý lẽ xác đáng và lập luận ..... nên đã thuyết phục được hội đồng xét xử.
A. chặc chẽ
B. chặt chẽ
C. chặt chẻ
D. chặc chẻ
Câu 6:
Xem xét các trường hợp sau:
- Trường hợp 1, gồm các sự kiện a, b, c có hiện tượng A xuất hiện
- Trường hợp 2, gồm các sự kiện a', b, c có hiện tượng A' xuất hiện
- Trường hợp 3, gồm các sự kiện a, m, n có hiện tượng A xuất hiện
- Trường hợp 4, gồm các sự kiện a', b, c có hiện tượng A' xuất hiện
- Trường hợp 5, gồm các sự kiện m, n không có hiện tượng A xuất hiện.
Kết luận nào sau đây đúng:
A. Sự kiện a, b, c là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng A
B. Sự kiện a, m, n là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng A
C. Sự kiện a là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng A
D. Sự kiện b, c là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng A
Câu 7:
Chọn từ viết đúng để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Cũng như tôi, buổi đầu tiên đến trường, mấy cậu học trò mới ..... đứng ép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay đi từng bước nhẹ.
A. bở ngỡ
B. bở ngở
C. bỡ ngỡ
D. bỡ ngở
Câu 8:
Nếu phán đoán: "Tất cả sinh viên lớp chúng ta đều thích thể thao" là đúng, thì phương án nào sau đây đúng:
A. Một số người thích thể thao học ở lớp chúng ta
B. Những người không thích thể thao không học ở lớp chúng ta
C. Không phải tất cả sinh viên lớp chúng ta không thích thể thao
D. A,B,C đều đúng
Câu 9:
Xác định loại lỗi trong câu sau:
Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch của khu vực phía Nam.
A. Thiếu vị ngữ
B. Thiếu cụm chủ - vị nòng cốt
C. Sai dấu câu
D. Thiếu từ liên kết
Câu 10:
Xác định loại lỗi trong câu sau:
Cư dân nông nghiệp không chỉ phụ thuộc vào tự nhiên mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: trời, đất, nắng, mưa.
A. Dùng từ không chính xác
B. Sai logic
C. Thừa từ
D. Sai dấu câu
Câu 11:
Trung bình cộng của ba số là V. Nếu một trong ba số là Z, một số khác là Y thì số còn lại bằng bao nhiêu:
A. V – Z - Y
B. 3V – Z - Y
C. Z/V – 3 - Y
D. Z/3 – V - Y
Câu 12:
Chọn từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại:
A. Thành lập
B. Thiết lập
C. Tự lập
D. Xác lập
Câu 13:
Nếu một số chia hết cho 4 thì số đó chia hết cho 2. Suy luận nào sau đây đúng:
A. X chia hết cho 2, vậy chắc chắn X chia hết cho 4
B. X không chia hết cho 2, vậy chắc chắn X không chia hết cho 4
C. X không chia hết cho 4, vậy chắc chắn X không chia hết cho 2
D. X chia hết cho 2, vậy chắc chắn X không chia hết cho 4
Câu 14:
Lạm phát là một trong những nguyên nhân làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng. Vậy, suy luận nào sau đây đúng:
A. Trong năm nay không xảy ra lạm phát, chắc chắn giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ không tăng
B. Trong năm nay xảy ra lạm phát, có thể giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ không tăng
C. Trong năm nay giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng, chắc chắc là do lạm phát
D. Trong năm nay giá cả hàng hóa và dịch vụ không tăng, chắc chắn không có lạm phát
Câu 15:
Bốn bạn Lan, Lê, Vy, Vân tham gia kì thi học sinh giỏi. Kết quả chỉ có một bạn không đoạt giải còn ba bạn kia đạt các giải nhất, nhì, ba. Khi mọi người hỏi kết quả thì các bạn trả lời như sau:
- Lan: Mình đạt giải nhì hoặc ba
- Lê: Mình đã đạt giải
- Vy: Mình đạt giải nhất
- Vân: Mình không được giải
Tuy nhiên, khi nghe xong thì thầy giáo trưởng đoàn bảo: Chỉ có ba bạn nói đúng thôi, bạn còn lại đang đùa đấy. Hãy cho biết bạn nào đang nói đùa?
A. Lan
B. Lê
C. Vy
D. Vân
Đáp án đề thi năng lực minh họa
1. B 2. C 3. D 4. A 5. B 6. C 7. C 8. D 9. A 10. B
11. B 12. C 13. B 14. D 15. C 16. D 17. C 18. D 19. B 20. D
21. C 22. A 23. B 24. C 25. B 26. C 27. C 28. C 29. D 30. D
31. A 32. D 33. D 34. B 35. D 36. C 37. C 38. C 39. B 40. A