29/08/2017, 17:18
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các loại văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học Tự nhiên (toán, lí, hoá, sinh...) và Khoa học Xã hội và Nhân văn (triết học, xã hội học, giáo dục học, tâm lí học, sử học, kinh tế học...). 1. Văn bản khoa ...
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các loại văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học Tự nhiên (toán, lí, hoá, sinh...) và Khoa học Xã hội và Nhân văn (triết học, xã hội học, giáo dục học, tâm lí học, sử học, kinh tế học...).
1. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
a. Văn bản khoa học
Các văn bản diễn đạt bằng ngôn ngữ khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn hoặc Khoa học Tự nhiên; chúng đều là văn bản khoa học, một kiểu văn bản rất thông dụng và cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay của chúng ta.
Tuy đều sử dụng ngôn ngữ khoa học và phục vụ giao tiếp trong lĩnh vực khoa học, nhưng các văn bản khoa học có thể phân chia thành ba loại:
- Các văn bản chuyên sâu, bao gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học, dự án,... Những văn bản này đòi hỏi phải chính xác về thông tin, lôgic trong lập luận, phải chặt chẽ nghiêm ngặt trong kiến giải. Loại văn bản này thường giới hạn trong những chuyên ngành khoa học.
- Các văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học, bao gồm: giáo trình, giáo án... giảng dạy các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội và Nhân văn. Những văn bản này ngoài yêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về sư phạm, tức là phải trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp, có định lượng kiến thức từng tiết, từng bài.
- Các văn bản phổ biến khoa học bao gồm: sách phổ biến khoa học, các bài báo, bút kí khoa học, phê bình, điểm sách, nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học trong đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này yêu cầu viết cho dễ hiểu, hấp dẫn. Vì vậy có thể dùng lối miêu tả, bút kí, dùng cách ví von so sánh và các biện pháp tu từ, sao cho ai cũng có thể hiểu được và có thể đưa khoa học vào cuộc sống.
b. Ngôn ngữ khoa học
Ngôn ngữ khoa học phần lớn sử dụng ở dạng viết, cũng có thể sử dụng ở dạng nói (hội thảo, diễn giải, nói chuyện...), nhưng dù ở dạng nào cũng có những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
có 3 đặc trưng:
a. Tính khái quát, trừu tượng.
b. Tính lí trí, lôgic.
c. Tính khách quan, phi cá thể.
Các đặc trưng đó thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như: từ ngữ, câu, đoạn văn, văn bản.
a. Văn bản khoa học
Các văn bản diễn đạt bằng ngôn ngữ khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân văn hoặc Khoa học Tự nhiên; chúng đều là văn bản khoa học, một kiểu văn bản rất thông dụng và cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay của chúng ta.
Tuy đều sử dụng ngôn ngữ khoa học và phục vụ giao tiếp trong lĩnh vực khoa học, nhưng các văn bản khoa học có thể phân chia thành ba loại:
- Các văn bản chuyên sâu, bao gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học, dự án,... Những văn bản này đòi hỏi phải chính xác về thông tin, lôgic trong lập luận, phải chặt chẽ nghiêm ngặt trong kiến giải. Loại văn bản này thường giới hạn trong những chuyên ngành khoa học.
- Các văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học, bao gồm: giáo trình, giáo án... giảng dạy các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội và Nhân văn. Những văn bản này ngoài yêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về sư phạm, tức là phải trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp, có định lượng kiến thức từng tiết, từng bài.
- Các văn bản phổ biến khoa học bao gồm: sách phổ biến khoa học, các bài báo, bút kí khoa học, phê bình, điểm sách, nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học trong đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này yêu cầu viết cho dễ hiểu, hấp dẫn. Vì vậy có thể dùng lối miêu tả, bút kí, dùng cách ví von so sánh và các biện pháp tu từ, sao cho ai cũng có thể hiểu được và có thể đưa khoa học vào cuộc sống.
b. Ngôn ngữ khoa học
Ngôn ngữ khoa học phần lớn sử dụng ở dạng viết, cũng có thể sử dụng ở dạng nói (hội thảo, diễn giải, nói chuyện...), nhưng dù ở dạng nào cũng có những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
có 3 đặc trưng:
a. Tính khái quát, trừu tượng.
b. Tính lí trí, lôgic.
c. Tính khách quan, phi cá thể.
Các đặc trưng đó thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như: từ ngữ, câu, đoạn văn, văn bản.