Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì "chiến tranh lạnh" (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì "chiến tranh lạnh" (phần 2) Câu 16. Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong bối cảnh nào ? Quảng cáo A. Cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi đang giành được những thắng lợi to ...
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì "chiến tranh lạnh" (phần 2)
Câu 16. Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong bối cảnh nào ?
A. Cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi đang giành được những thắng lợi to lớn : trong 1 năm có 17 nước Tây Phi, Trung Phi, Đông Phi giành được độc lập.
B. Cả hai đều bị "suy giảm " thế mạnh trên nhiều mặt, trong khi Nhật Bản, Tây Âu đang vươn lên mạnh mẽ.
C. Các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 17. Trật tự 2 cực lanta sụp đổ vào thời điểm nào ?
A. Năm 1989. B. Năm 1990.
C. Năm 1991. D. Năm 1992.
Câu 18. "Chiến tranh lạnh" chấm dứt dã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
A. Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp đã được giải quyết bằng thương lượng hoà bình.
B. Hội đồng Tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể.
C. Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô đều bị thu hẹp.
D. Cuộc đua tranh giữa các cường quốc nhằm thiết lập trật tự thế giới "đa cực" diễn ra mạnh mẽ.
Câu 19. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Đông Nam Á ?
A. Vị thế của tổ chức ASEAN được nâng cao.
B. Các quốc gia ở Đông Nam Á có điều kiện kiến thiết lại đất nước.
C. Vấn đề Campuchia từng bước được tháo gỡ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 20. Những cơ sở để khẳng định Mĩ khó có thể thiết lập được trật tự thế giới "một cực" ?
A. Phạm vỉ ảnh hưởng của Mĩ sau Chiến tranh lạnh bị thu hẹp.
B. Thế giới đã hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn.
C. Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 21. Địa điểm nào từng chứng kiến cuộc gặp gỡ quan trọng giữa Goócbachốp và Busơ, hai nước thống nhất tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh" ?
A.Crưm. B. Ôđetxa.
C. Manta. D. Xan Phranxixcô.
Câu 22. Tháng 3 – 1947 , Tổng thống của Mĩ Truman đã chính thức phát động cuộc "Chiến tranh lạnh" nhằm mục đích gì ?
A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.
C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ - Latinh.
Câu 23. Thế nào là "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất?
A. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.
C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh" thực hiện "chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh"
D. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước.
Câu 24. Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?
A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Sự ra đời của "Chủ nghĩa Tơ-ru-man" và "Chiến tranh lạnh" (3 - 1947).
C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
D. Sự ra đời của khối NATO (9 - 1949).
Câu 25. Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến "Chiến tranh lạnh" vào thời điểm nào?
A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ bao quát của Mĩ là:
A. Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh.
C. Tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Làm bá chủ toàn thế giới.
Câu 27. Để thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới, trước hết Mĩ lo ngại đến vấn đề gì?
A. Ảnh hưởng của Liên Xô cùng những thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu.
B.Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
D. Tất cà các ý trên.
Câu 28. Bản thông điệp mà Tổng thống Tơ-ru-man gửi Quốc hội Mĩ ngày 1 - 3 - 1947 được xem là sự khởi đầu cho:
A. Chính sách thực lực của Mĩ sau chiến tranh.
B. Mưu đồ làm bá chủ thế giới của Mĩ.
C. Chính sách chống Liên Xô gây nên tình trạng "Chiến tranh lạnh".
D. Chính sách chống các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 29. Vì sao học thuyết Tơ-ru-man vừa mới ra đời đã vấp phải sự phản kháng của thế giới?
A. Vì bản chất phi nghĩa của nó.
B. Vì bản chất chống cộng của nó.
C. Vì bản chất bành trướng của nó.
D. Vì bản chất đe doạ nền hòa bỉnh của nó đối với nhân loại.
Câu 30. Tháng 6 - 1947 diễn ra sự kiện gì ở Mĩ có liên quan đến các nước Tây Âu?
A. Mĩ thành lập khối quân sự NATO.
B. Mĩ thành lập khối CENTO.
C. Mĩ thành lập khối SEATO.
D. Mĩ đề ra "Kế hoạch Mác-san".
Đáp án
Câu | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 |
Đáp án | B | C | A | C | D | C | A | C |
Câu | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | |
Đáp án | B | C | D | D | C | A | D |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12